Chủ Nhật, Tháng ba 23, 2025
HomeKỹ năng giảng dạy onlineLàm thế nào để giải quyết vấn đề?

Làm thế nào để giải quyết vấn đề?

Cách bạn đương đầu với khó khăn sẽ xác định sự thành công và hạnh phúc của bạn. Nếu bạn đang có vướng mắc với thử thách nào đó, hãy thử xác định nó rõ ràng và chia nó thành nhiều khía cạnh nhỏ hơn. Hãy chọn lựa giữa việc tiếp cận vấn đề môt cách logic hay về khía cạnh cảm xúc sau khi có được thành quả. Cố gắng tìm kiếm những hướng tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo bằng việc hợp tác với mọi người xung quanh, và bằng các góc nhìn khác nhau.

Phương pháp 1: Tiếp cận vấn đề

1. Xác định vấn đề

Hãy tìm gốc rễ của vấn đề, chứ không phải những dấu hiệu từ vấn đề chính. Khi xác định vấn đề, đừng xem xét những thứ không liên quan, chỉ nên quan tâm đến vấn đề chính. Bạn có thể quan tâm đến các vấn đề khác sau. Trước mắt hãy làm quen đến thử thách của bạn và hoàn toàn hiểu rõ nó.

  • Ví dụ, nếu phòng của bạn luôn bừa bộn, mà vấn đề là bạn không hẳn là một người bừa bộn. Thật chất nó có thể là bạn đang thiếu nơi cất chứa chúng cho gọn hơn như rổ, tủ thôi
  • Hãy cố gắng trở nên rõ ràng và thấu đáo hết mức có thể khi xác định vấn đề. Nếu nó là vấn đề cá nhân, hãy hết sức thành thật với bản thân để tìm nguyên nhân của vấn đề. Nếu đó là các vấn đề hậu cần, hãy xác định chính xác ở đâu và khi nào vấn đề phát sinh
  • Hãy xác định xem vấn đề xuất hiện cho khía cạnh khách quan hay chủ quan. Bạn có cần phải giải quyết vấn đề không hay đây là thứ mà bạn đang cần? Việc đặt mọi thứ dưới những góc nhìn khác nhau có thể giúp bạn điều hướng được quá trình giải quyết vấn đề

2. Đưa ra những quyết định quan trọng trước

Hãy xác định đâu ra những quyết định bạn cần đưa ra, và chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc giúp giải quyết vấn đề. Việc đưa ra các quyết định sẽ giúp bạn từng bước giải quyết vấn đề. Vậy nên bạn hãy bắt đầu với việc đánh giá xem điều gì cần tập trung vào, điều gì cần được hoàn thành ngay, và cách thức bạn thực hiện nó như thế nào.

  • Ví dụ, bạn có thể đang đối mặt với vài vấn đề cùng lúc, và bạn cần lựa chọn xem giải quyết cái nào trước. Từng loại vấn đề có thể giúp giảm bớt stress khi hoàn thành, hoặc có khi lại làm căng thẳng hơn.
  • Một khi bạn đã đưa ra quyết định, đừng nghi ngờ bản thân. Hãy sẵn sàng tiến về phía trước từ vị trí hiện tại của bạn, và đừng bận tâm nhiều về những thứ có thể xảy đến nếu như bạn đã lựa chọn khác.

3. Đơn giản hóa vấn đề

Một vấn đề bị phức tạp hóa có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, và sẽ khó giải quyết hơn. Nếu hiện tại bạn đang gặp nhiều thử thách, hãy chia nhỏ chúng ra, và giải quyết riêng rẽ từng vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn và từ đó tìm ra được giải pháp thích hợp.

  • Ví dụ, nếu bạn cần nộp bài tập lớn để qua môn, hãy tập trung vào những thứ cần làm, và tiếp cận từng cái một
  • Hãy thử kết hợp và giải quyết các vấn đề cùng lúc mỗi khi có thể. Ví dụ, nếu bạn có quá ít thời gian để học bài, hãy thử nghe bài giảng đã được ghi âm trên đường đến lớp, hoặc xem qua vở khi bạn đang chờ ăn tối.

4. Liệt kê những thứ bạn biết và không biết

Hãy trở nên quen thuộc với những kiến thức và thông tin mà bạn đã có. Từ đó tìm ra những thứ bạn cần bổ sung. Hãy nạp vào tất cả những thông tin cần thiết, và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định.

  • Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng qua được môn lũy tích, hãy tìm hiểu xem bạn đã biết những gì và bạn cần học thêm những gì. Hãy ôn lại những thứ bạn đã biết, sau đó bắt đầu học nhiều thêm từ những ghi chú, sách giáo khoa, hoặc những nguồn giúp ích cho bạn

5. Dự liệu những kết quả trong tương lai

Hãy lập kế hoạch dự phòng B (hoặc nhiều hơn) để bạn không bị mắc kẹt ở một giải pháp nhất định nào đó. Một khi bạn nghĩ ra nhiều giải pháp khả thi, hãy xem xét xem từng cái sẽ có ảnh hưởng như thế nào. Hãy cân nhắc những kết quả có thể xảy đến và chúng sẽ ảnh hưởng đến bạn và những người xung quanh ra sao. Bạn nên giả lập tình huống tốt nhất và tình huống xấu nhất để có thể dự liệu.

  • Hãy chú ý đến những ảnh hưởng mà từng tình huống đem lại

6. Phân bổ các nguồn lực của bạn

Các nguồn lực của bạn có thể bao gồm thời gian, tiền bạc, công sức, sự đi lại, vâng vâng. Nếu giải quyết vấn đề là ưu tiên hàng đầu, bạn có thể cần phải phân bổ lại các nguồn lực để tập trung giải quyết vấn đề ấy. Hãy xem xét những nguồn lực có thể giúp bạn trong việc ấy là gì.

  • Ví dụ, nếu bạn đang có một deadline sắp đến, bạn có thể bỏ qua việc nấu bữa tối, hoặc nghỉ một buổi tập gym để có thể dành thời gian tập trung làm dự án.
  • Hãy cắt giảm những phần việc không cần thiết mỗi khi có thể. Ví dụ, bạn có thể chọn dịch vụ giao hàng tận nơi để tiết kiệm thời gian đi mua, và dành thời gian đó làm việc khác.

Phương pháp 2: Tiếp cận một cách sáng tạo

1. Brainstorm những giải pháp mới

Hãy nghĩ đến những giải pháp khác nhau cho vấn đề của bạn. Việc biết được rằng không chỉ có duy nhất một cách tiếp cận vấn đề sẽ giúp bạn nhận ra rằng bạn có nhiều sự lựa chọn. Một khi bạn đã suy nghĩ về những phương án thay thế, hãy chọn cái phù hợp nhất và bỏ qua những cái không ổn lắm.

  • Nếu bạn đang cần đưa ra một quyết định phức tạp, hãy viết ra những phương án thay thế của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ không quên các lựa chọn và sẽ có thể bỏ đi những cái không phù hợp.
  • Ví dụ, bạn có thể sẽ đói bụng và muốn ăn. Hãy nghĩ xem liệu bạn muốn nấu ăn, ăn thức ăn nhanh, đặt giao cơm tại nhà, hoặc đi ăn nhà hàng.

2. Hãy thử những cách tiếp cận vấn đề khác nhau

Nếu bạn đang giải quyết một vấn đề rõ ràng, thì những kĩ năng phân tích và logic sẽ giúp ích cho bạn. Trong những vấn đề khác, có thể bạn cần dựa vào những cảm xúc của bản thân, và thậm chí là linh tính của mình để đưa ra giải pháp. Đừng ngại tối ưu hóa những cách tiếp cận vấn đề, nhưng hãy dành thời gian xem xét chúng để chọn cái tốt nhất cho bạn.

  • Những vấn đề như xem xét một công việc xa xứ, xa gia đình nhưng lại đề nghị một mức lương hấp dẫn có thể cần đến những cách tiếp cận khác nhau. Hãy xem xét nó dựa trên khía cạnh logic, nhưng cũng hãy cân nhắc đến những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến mọi người xung quanh.

3. Hãy lắng nghe lời khuyên từ người khác

Nếu vấn đề của bạn không cấp bách, hãy tìm đến những lời khuyên từ mọi người xung quanh. Có thể bạn quen ai đó cũng đã từng gặp vấn đề tương tự, và có thể đưa ra lời khuyên cho bạn. Việc bạn có làm theo lời khuyên ấy hay không tùy thuộc vào bạn, tuy nhiên, nó rất có ích nếu bạn nhận được những góc nhìn khác.

  • Ví dụ, nếu bạn đang có ý định mua nhà và không chắc chắn có nên hay không, hãy nói chuyện với những chủ nhà khác về những ý kiến hoặc những hối hận nếu có của họ khi mua nhà.

4. Giám sát tiến trình của bạn

Nếu bạn đang hướng đến một mục tiêu nhất định, hãy chú ý thêm xem mọi thứ xung quanh diễn ra như thế nào. Nếu mọi việc đang tiến triển đúng hướng và tích cực, hãy tiếp tục. Nếu bạn nhận thấy cách tiếp cận của bạn không tối ưu, hãy nghĩ đến vấn đề theo một hướng khác. Bạn có thể sẽ nghĩ ra thêm những chiến thuật mới để giải quyết vấn đề tốt hơn.

  • Ví dụ, nếu bạn đang gặp vấn đề về tài chính, hãy chú ý xem những nỗ lực của bạn đang gây ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập, cũng như các khoản chi của bạn. Nếu việc tiết kiệm có ích, hãy tiếp tục. Nếu sử dụng tiền mặt là một vấn đề đau đầu, hãy thử phương thức khác.
  • Hãy dùng một cuốn sổ ghi lại những tiến trình, những thành công, và những thách thức của bạn. Bạn có thể xem đây là động lực cho bạn mỗi khi bạn cảm thấy thất bại.

Phương pháp 3: Kiểm soát cảm xúc khi gặp khó khăn

1. Ổn định những cảm xúc của bạn

Việc đưa ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề có thể sẽ khó khăn nếu như bạn cảm thấy  lo lắng hoặc căng thẳng về nó. Nếu nỗi sợ của bạn gây ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề của bạn, hãy bình tĩnh lại một chút. Hít thở sâu để bạn cảm thấy cân bằng và thư giãn trước khi đối đầu với khó khăn.

  • Bạn có thể đi dạo hoặc viết nhật kí. Mục đích là để giảm bớt lo lắng và giúp bạn bình tĩnh hơn.
  • Bước đầu tiên luôn là bước đáng sợ nhất. Hãy bắt đầu với việc nhỏ trước. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng trở nên năng động hơn, hãy tập đi bộ mỗi ngày.

2. Nhận diện những vấn đề tiềm ẩn

Một vấn đề rõ ràng có thể có một vài rắc rối tiềm ẩn cần được giải quyết. Nếu bạn đang gặp lại vấn đề trước đó đã từng gặp phải, hãy tìm hiểu xem liệu có nguyên nhân tiềm tàng nào hay không. Bạn có thể sẽ giải quyết dứt điểm được nó.

  • Ví dụ, nếu bạn đang bị choáng ngợp bởi một danh sách dài các việc cần làm, có thể vấn đề không nằm ở danh sách ấy, mà là bạn không biết từ chối những phần việc bạn không thể gánh vác.
  • Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, giận dữ, hoặc đang choáng ngợp, bạn có thể bị kiệt sức. Hãy lên danh sách những việc gây nên sự căng thẳng. Cố gắng cắt giảm những thứ này trong tương lai. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy choáng ngợp tiếp, có thể đây là dấu hiệu bạn nên buông bỏ bớt.

3. Tìm đến nhà trị liệu

Nếu bạn thấy bản thân thường xuyên gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, hoặc luôn nghi ngờ bản thân sau khi giải quyết một vấn đề nào đó, có thể sẽ tốt hơn nếu bạn gặp một chuyên viên tâm lí. Bạn có thể đang gặp vấn đề về sự tự ti, thứ có thể khiến bạn nghi ngờ bản thân, hoặc luôn cảm thấy thất bại. Nhà trị liệu sẽ giúp bạn có tầm nhìn tốt hơn, và giúp bạn nhìn nhận bản thân dưới góc nhìn tích cực và thực tế hơn.

  • Tìm nhà trị liệu qua việc gọi đến trung tâm tâm lí địa phương hoặc cơ sở bảo hiểm của bạn. Bạn cũng có thể nhận lời khuyên từ một chuyên viên hoặc từ bạn bè.

https://www.wikihow.com/Solve-a-Problem

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments