Thứ ba, Tháng Một 21, 2025
HomeTư duy phản biệnTính bất cân xứng về quyền lực

Tính bất cân xứng về quyền lực

Cái post hôm qua của mình về Sacombank gợi cho mình một số quan sát thú vị.

  1. Nói một chút về tính bất cân xứng về quyền lực. Giả sử, đại gia A có 20% cổ phần ở Ngân hàng B và 90% ở công ty C. Với 20% cổ phần ở ngân hàng, anh ta có thể chi phối khá nhiều hoạt động. Và giả sử: Anh ta tác động để B mua sản phẩm của C với giá 100 tỷ, đắt hơn giá thị trường 20 tỷ. B thiệt hại 20 tỷ và C thu lợi 20 tỷ từ thương vụ này. Với 20% cổ phần ở B, anh A thiệt hại 4 tỷ trong thương vụ này, nhưng với 90% cổ phần ở C, anh ta thu lợi 18 tỷ. Cân bằng lại ở thương vụ này anh ta thu lợi 14 tỷ. Đây chỉ là 1 hình thức trong vô vàn hình thức rút ruột của doanh nghiệp mà các cổ đông lớn chi phối có thể thực hiện mà các cổ đông nhỏ không thể có thông tin hay công cụ nào để đối phó lại. Nó cũng giải thích một phần tại sao các rất nhiều đại gia mở rất nhiều công ty con, tham gia rất nhiều hội đồng quản trị…
  2. Để đối phó lại cần có hệ thống kiểm soát nội bộ (Corporate Governance) hiệu quả cùng với hệ thống pháp lý chặt chẽ. Tuy nhiên, ở VN cả hai hoạt động này còn rất non trẻ, chưa kể luật pháp bị các nhóm lợi ích thao túng. Thế nên chuyện thiệt hại cho các nhà đầu tư nhỏ là phổ biến. Cướp bây giờ tinh vi khủng khiếp.
  3. Hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân vẫn luôn diễn ra. Kiểu: cô gái bị hiếp dâm. Thay vì lên án tội phạm, rất nhiều người lên án cô gái là ăn mặc hở hang, khiêu khích bọn đàn ông, để nó hiếp cho là đáng đời. Cũng vậy, vụ Sacombank, “ai bảo ngu, đầu tư mà ngu thì chết ráng chịu…”. Cũng y như kiểu các bạn khởi nghiệp, thất bại, thế là có hàng lô hàng lốc cao nhân lên giọng: ai bảo ngu, không phải ai cũng khởi nghiệp được đâu nha! Làm chi mà hăm hở, sung sướng thế? Bạn có chắc bạn không là nạn nhân?
RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments