Mấy ngày nay mình chơi Pokemon mà cứ lén lén lút lút vì sợ bị bắt gặp, bị vu cho là nghiện, là vớ vấn…
Báo chí thì hình như đang có 1 cuộc tổng tấn công Pokemon, giọng điệu thì tăng dần về mức độ nguy hiểm và hiềm khích. Đầu tiên thì là “trò chơi vớ vẩn, mất thời gian, nguy hiểm”… giờ thì đến “gây nghiện”, rồi hỏi “Việt nam có cấm chơi không?”…
Là 1 công dân mình thấy rợn người trước cái không khí hăm he, đe dọa, và khủng bố này. Pokemon là gì vậy? Nó là truyện tranh, là phim hoạt hình, rồi thành game, và có thể thành nhiều thứ khác nữa. Nó để mọi người vui sống, ai thích thì chơi, không thì thôi. Nó là lựa chọn của mỗi người, như anh thích lê la cả ngày ở quán café, chị thích shopping, ông thích xem phim, bạn thích đá banh, còn tôi thích Pokemon…Cái quan trọng là tôi không vì thích pokemon thì “chửi đổng” bọn thích đi café, hoặc shopping. Mà là tôi tôn trọng lựa chọn của mỗi người- vì chúng ta là những người tự do trong một xã hội dân chủ, mà ở đó mọi người được quyền vui sống trong pháp luật.
Đọc mấy cái lập luận phê phán Pokemon thấy thật ấu trĩ và đầy xấu tính (xin lỗi!)
– Mất thời gian: mỗi người chọn cách tiêu thời gian của cá nhân mình một cách hiệu quả nhất. Không thể nói anh ngồi café, hay đá banh thì tốt hơn tôi chơi Pokemon. Rồi thì không tập trung làm việc, học tập, xao nhãng…Xin thưa đây cũng là kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Chơi mà để mất việc thì họ sẽ tự khắc rút được bài học. Đừng tự đặt cho mình cái vai trò làm “mẹ” người khác!
– Vô bổ: tương tự như mất thời gian, đừng cho mình là “biết tuốt”, là “bố đời”, khi cho chỉ cho rằng mình thì biết cái gì có ích, cái gì vô bổ, và bắt mọi người làm theo.
– Nguy hiểm: cái này thì có thể quy kết cho mọi thứ chứ chẳng riêng Pokemon. Trong mùa World cup bóng đá có thiếu gì thứ nguy hiểm hơn như tụ tập coi đá banh ồn ào ban đêm, rồi dẫn đến nhậu nhẹt, cá độ, bán nhà, đợ con? Sao không thấy báo chí lúc đó nói đến chuyện cấm bóng đá? Phải chăng bản chất không phải từ bóng đá, mà bản chất là ở cách xử dụng. Vậy cứ kiểu lập luận này thì sẽ cấm hết mọi thứ trên đời chỉ vì ai đó thấy “ngứa mắt”.
– Nghiện: lại có “đứa” nói người khác “nghiện”. Cái trò chụp mũ này quá chán ngán. Thế nào là nghiện?
– An ninh quốc gia: hài hước. Nếu trò chơi này có thể nguy hại an ninh quốc gia Việt Nam thì chắc nó cũng nguy hại an ninh toàn thế giới, thế mà thới giới đón nhận nó nhiệt liệt, vui vẻ. Nếu có nguy hại thì hãy tìm cách nâng cao khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, chứ cấm cũng chẳng giải quyết vấn đề. Có ai trên thế giới cấm được hacker đâu? Tốt nhất là nâng cao năng lực của mình.
– Thông tin cá nhân: là lựa chọn của cá nhân. Bạn chọn chơi thì hãy hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Túm lại:
– Nó là 1 trò chơi, hãy để mọi người vui vẻ.
– Nên chấm dứt cái thói xấu là kỳ thị cái mới. Muốn VN thành đất nước khởi nghiệp mà cứ cái gì mới vào thì chê bai, ngăn cấm một cách rất háo hức. Nói thật mình hãi lắm rồi!
– Hãy làm 1 nhà báo, tờ báo có kiến thức, làm bạn của độc giả, chứ đừng làm “mẹ” của họ. Có thể nói về những mặt trái, nhưng hãy công tâm tìm hiểu.
– Là giảng viên về business và marketing thì mình ngưỡng mộ tầm nhìn sản phẩm của họ từ truyện, đến phim, đến games, rồi đến gì nữa?
– Mình yêu cầu sinh viên của mình phải là 1 research về Pokemon, kể cho mình và cả lớp nghe về tư duy kinh doanh, sản phẩm, marketing của sản phẩm này, tại sao giới trẻ thích nó, tại sao nó có thể ngay lập tức được yêu thích khi mới vừa giới thiệu vài tuần, và bài học mà các em học được.
– Hãy nhớ, kinh doanh là 1 quá trình sống, 1 quá trình xã hội. Biết con người, biết sống, thì biết kinh doanh. Trịch thượng với con người, đứng trên con người thì….
Ai chơi pokemon giơ tay?
- Sáng nay vừa chơi Pokemon vừa mơ đến 1 lúc sinh viên vào lớp học cũng hứng thú như chơi Pokemon, cũng đến từng phòng, quăng banh bắt kiến thức…Tại sao không phát triển 1 app tương tự cho đào tạo – vừa chơi, vừa học.
Thái và Nhật đều đã lên kế hoạch sử dụng Pokemon để thúc đẩy du lịch.
McDonald thì kết hợp với Pokemon để biến các cửa hàng của mình thành Pokestop để thu hút người chơi.
Dũng Vũ