Chủ Nhật, Tháng ba 23, 2025
HomeTư duy phản biện“Mong các thí sinh 12.75 điểm không làm giáo viên”* – Đừng...

“Mong các thí sinh 12.75 điểm không làm giáo viên”* – Đừng độc ác như thế!

1.

Vô tình đọc bài phỏng vấn một vị tiến sĩ hình như cũng là lãnh đạo 1 trường đại học, tựa bài trích dẫn lời ông nói “Mong các thí sinh 12.75 điểm không làm giáo viên”. Ý ông là, nếu có vào học, sau này tốt nghiệp kiếm việc khác mà làm, đừng làm giáo viên, giáo viên kém như thế thì đừng làm.

Chuyện là mấy năm gần đây, điểm trúng tuyển vào các trường sư phạm ngày càng thấp. Năm nay có ngành, ở 1 số trường, chỉ khoảng 12.75 điểm. Rất nhiều lo lắng về chất lượng giáo dục, chất lượng của các thầy cô giáo tương lai khi đầu vào của thí sinh có điểm thấp như thế. Mình hoàn toàn đồng ý và chia sẻ nỗi lo.

2.

Nhưng cái tựa đề “Mong các thí sinh 12.75 điểm không làm giáo viên” lại làm mình thấy vô cùng “bất công”. Hãy nhớ, chúng ta đang nói đến các bạn trẻ 18 đôi mươi, chuẩn bị bước vào đời. Các bạn đã làm gì sai? Bạn chỉ không thành công trong 1 kỳ thi. Trong kỳ thi đó bạn chỉ đạt 12.75 điểm. Và với thất bại đó bạn sẽ không thể thay đổi? Cuộc đời bạn đã có kết luận là “Kém”?

Ông tiến sĩ, ông là ai? Là nhà giáo? mà có quyền chụp lên đầu các bạn trẻ 1 cái mũ nặng nề như thế?

Mình muốn nói với tất cả các bạn trẻ rằng 30 điểm cũng chỉ là điểm khởi đầu, 12.75 cũng thế thôi. Các em có cả 1 tương lai tươi sáng trước mắt. Có thể các em điểm cao, các em đã cố gắng, đã nỗ lực hơn rất nhiều; có thể các em điểm thấp hơn, các em đã chưa đủ nỗ lực, đã ham chơi, hoặc cũng có thể các em có hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng dù thế nào mình vẫn đặt niềm tin vào tất cả các em. 30 điểm mà không cố gắng, chỉ 1 học kỳ là em tụt hậu. 12,75 mà nỗ lực mỗi ngày thì chỉ vài tháng là sẽ thấy sự khác biệt. Các thầy, các cô, gia đình và xã hội phải ở bên các em, hướng dẫn các em, tin tưởng vào sự thay đổi hàng ngày của các em, chứ không phải chụp cho em một cái mũ nào đó.

Nếu ai đó chụp lên đầu các em cái mũ nào đó, em hãy nói cho họ biết: tương lai của em do em quyết định. Em sẽ nỗ lực và sẽ thay đổi. Chỉ những kẻ kém cỏi, tự ti, mới hay chụp mũ người khác.

3.

Có hai trường hợp: 1) với sinh viên đầu vào 29, 30 rồi sau đó đào tạo ra những kỹ sư, bác sĩ tốt, 2) sinh viên có đầu vào kém hơn, thua thiệt hơn, nhưng sau đó ra trường trưởng thành, giỏi giang? Thử hỏi, nhà trường nào, thầy cô nào mới thực sự là làm giáo dục: 1 hay là 2?

Có gì tự hào quá thế khi tuyển các học sinh giỏi vào để dạy? Các trường top, các thầy cô kiệt xuất như ông tiến sĩ ở trên có dám nhận các bạn học sinh “yếu hơn” vào và dạy các bạn để trở thành những người giỏi hơn, xuất sắc hơn?

Phải chăng chất lượng giáo dục hoàn toạn dựa vào điểm đầu vào của sinh viên? Hay nó phụ thuộc phần lớn vào chất lượng giảng viên, chương trình, quản lý, cơ sở vật chất…? Nếu nó phụ thuộc phần lớn vào điểm đầu vào của sinh viên thì cần gì đến thầy cô, đến nhà trường?

Mình nhớ đã xúc động thế nào khi đọc bài báo nói về học sinh có đầu vào rất thấp, nhưng được các thầy cô tận tâm giúp đỡ các em thay đổi, và sau đó trưởng thành, giỏi giang.* (xem bài lời thách đố các trường chuyên)

*Mình dẫn lại đây 2 bài:

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/loi-thach-do-voi-truong-chuyen-3184099.html

http://news.zing.vn/ts-le-truong-tung-mong-thi-sinh-dat-12-75-diem-khong-lam-giao-vien-post769560.html

Dũng Vũ

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments