Thứ sáu, Tháng tư 18, 2025
HomeTư duy phản biệnĐiểm mạnh vs. Điểm yếu: nên tập trung vào đâu?

Điểm mạnh vs. Điểm yếu: nên tập trung vào đâu?

Mỗi chúng ta có rất nhiều các nhược điểm, nhưng cũng có không ít các thứ mà chúng ta có thể làm thuần thục (competence), những thứ chúng ta làm tốt (điểm mạnh – strength), và những thứ chỉ chúng ta có, nguyên bản (sự độc đáo – uniqueness).
Câu hỏi đặt ra là: chúng ta nên tập trung cải thiện các điểm yếu, hay nên tập trung phát huy các điểm mạnh? Cái nào nên đặt trọng số cao hơn?
Một câu trả lời cầu toàn sẽ là: cả hai.
Câu hỏi có ý nghĩa vì: tập trung năng lượng đúng chỗ sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn. Câu hỏi này là câu hỏi mà cha mẹ, các thầy cô, và các nhà quản lý, và từng người đều cần trả lời.
2. Chúng ta biết gì?Nghiên cứu của Clifton & Harter, 2003 cho thấy: Những người nhận được các phản hồi về điểm mạnh, sự độc đáo của họ, có kết quả làm việc, hiệu suất, sự gắn kết, cao hơn hẳn những người nhận được các phản hồi về điểm yếu, và những thứ cần cải thiện. Sinh viên được phản hồi về điểm mạnh, tài năng có tỷ lệ trốn học, bỏ học thấp, và kết quả học tập (GPA) cao hơn các em không nhận được phản hồi về tài năng và điểm mạnh của mình.Trên phương diện quản lý, khi nghiên cứu 60 nhóm các nhà quản lý cao cấp của các tập đoàn lớn, Losada and Heaphy (2003) thấy rằng yếu tổ duy nhất, vượt trội, phân biệt giữa nhóm có kết quả làm việc xuất sắc, với nhóm trung bình, và kết quả kém chính là tỷ lệ số lượng các phản hồi tích cực (hỗ trợ, tôn trọng, hữu ích, và khen ngợi) so với các phản hồi tiêu cực (chê trách, phê phán, chỉ trích).
Ở nhóm có kết quả công việc xuất sắc: tỷ lệ phản hồi tích cực vs. phản hồi tiêu cực là 5:1
Nhóm trung bình: 1:1; Nhóm kết quả kém: 0.36: 1Nghiên cứu tương tự về quan hệ hôn nhân của Gottman, 1994 cũng cho thấy tỷ lệ tương tự 5:1 trong các quan hệ hôn nhân bền chặt, và các cuộc ly hôn là kết quả của các hôn nhân có tỷ lệ phản hồi tiêu cực cao hơn phản hồi tích cực.3. Làm thế nào để nhận ra điểm mạnh, tài năng, hay điểm độc đáo của một người?

Kỹ thuật reflected best-self feedback (Phản hồi về các ưu điểm nổi trội), hiện đươc sử dụng rộng rãi tại Havard, MIT, và các tập đoàn lớn. Mỗi người sẽ chọn 20 người biết rõ về họ (đồng nghiệp, hàng xóm, người thân trong gia đình), và nhờ những người này viết 3 câu chuyện để trả lời cho câu hỏi: Khi bạn thấy tôi ở những thời điểm tốt nhất của mình hay khi bạn thấy tôi có những đóng góp quan trọng, tôi thể hiện những điểm mạnh nào?
60 câu chuyện này sẽ giúp chỉ ra những điểm mạnh, tài năng, hay điểm độc đáo mà bạn đang có và nên tập trung phát huy.

4. Phải chăng chúng ta nên bỏ qua các điểm yếu?

Đối diện thẳng thắn với các nhược điểm làm việc cần thiết. Ý chính ở đây không phải là bỏ qua không nhận diện nhược điểm mà là hiện nay có lẽ (chúng ta) đang quá tập trung vào nhìn nhận điểm yếu mà quên rằng tập trung vào phát huy điểm mạnh rất quan trọng. Khen ngợi quan trọng hơn chê bai. Tất nhiên khen phải đúng chứ không phải khen nịnh, khen bừa.

Dũng Vũ
RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments