- Chiều nay chạy xe về nhà, tự nhiên nhớ đến khái niệm vị tha mới đọc. Cốt lõi là yêu thương và sống cho mọi người. Nói dễ, làm khó.
- Cũng tự nhiên nghĩ đến tình yêu thương trong các gia đình Việt. Có hai mẫu gia đình tương đối đối lập nhau trong vấn đề này mà mình thường thấy. Cả hai mẫu này có điểm chung là biểu hiện yêu thương gia đình, thể hiện rõ nét cha mẹ yêu thương con cái và ngược lại.
- Điểm khác biệt chủ yếu là phần yêu thương ra bên ngoài, họ hàng, bà con, rồi đến bạn bè, xóm giềng, cộng đồng. Lúc này các gia đình (trong con mắt chủ quan của mình) phân thành hai nhóm, tạm gọi: nhóm gia đình nhỏ và nhóm gia đình lớn.
- Nhóm gia đình nhỏ: bao nhiêu tình yêu thương, chăm sóc, tài chính, nguồn lực được cha, mẹ dồn hết cho con cái. Đây gần như là ưu tiên hàng đầu, số một, và gần như duy nhất. Tình yêu, sự bảo vệ đặt trong không gian gia đình nhỏ. Bố mẹ sẵn sàng xù lông để bảo vệ con cái.
Biểu hiện của cha mẹ
– Gia đình, cụ thể là vợ con là số 1, và gần như duy nhất
– Xù lông bảo vệ gia đình trước bất cứ tình huống nào
– Không chia sẻ tình cảm, không muốn con cái đối xử tốt, hay chia sẻ tình cảm với người khác, sợ con mình bị lợi dụng, rất hay dạy con kiểu “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, “chuyện nhà thì nhác, chuyện chú bác thì siêng”.
– Không qua lại nhiều với bạn bè, cộng đồng. Nếu có thì rất sằng phẳng, anh giúp tôi, tôi giúp anh, nợ ai trả ngay.
Hệ quả:
– Con cái tự lo cho lợi ích bản thân tốt
– Tương đối ích kỷ
– Con cái khi có người yêu, sẽ có xu hướng rất quan tâm đến người mình yêu, nhưng sẽ không thích lo cho gia đình hay những thứ gì xung quang người mình yêu, vì sợ người yêu bị lợi dụng (hay mình bị lợi dụng)
– Con cái cũng sẽ không dành nhiều thời gian cho cha mẹ chúng, vì lúc này mối quan tâm hàng đầu của chúng là gia đình nhỏ của chúng, bố mẹ già tất yếu trở thành những thành phần bên ngoài vòng quan tâm, hoặc nếu có cũng thứ yếu.
– Cha mẹ, mẹ chồng rất khó hoà hợp với con dâu, khi còn trẻ, còn về già khi quyền lực đã mất thì thường khó dựa được vào con của mình.
Lý giải:
– Thực chất, tình yêu của nhóm này mang tính vị kỷ rất cao. Họ yêu, dù là cha mẹ yêu con cái hay vợ yêu chồng, nhưng thực ra là họ yêu chính bản thân họ. Họ yêu họ, và yêu những thứ mà họ sở hữu: vợ, chồng, con, tài sản. Tình yêu của họ thường mang tính áp đặt kiểm soát, không muốn chia sẻ. Cái họ quan tâm là sự thoả mãn cá nhân họ trong mối quan hệ, không có sự quan tâm, tôn trọng thực sự.
- Đối tượng được yêu (con cái) thường được nuông chiều, nhưng chú ý không được làm theo ý thích của mình. Vì ngay cả nuông chiều cũng là chiều theo cái mà người ban tình yêu (cha mẹ) thích và cho là hay. Cha mẹ thích ăn sẽ cho con ăn, ép con ăn (chẳng quan tâm nó có thích không). Con cái tuy rất hay được bố mẹ nhắc rằng bố mẹ rất thương yêu con, và con cần có nghĩa vụ trả hiếu, nhưng ngay khi chúng tìm được người chúng yêu, hay thứ chúng quan tâm, chúng sẽ áp dụng mô hình tương tự. Dành hết cho người chúng yêu, vật chúng yêu. Bố mẹ sẽ đương nhiên thành thứ yếu, vì chúng chưa từng thực sự biết yêu cha mẹ chúng. Cha mẹ lúc này là phiền phức, là rào cản, là ốm đau, là già cả.
- Chúng đã không được yêu thương và cũng không được dạy để biết yêu thương. Chúng chỉ được dạy nhận những thứ ban phát, giữ chặt những thứ đó, dành những thứ đó từ tay người khác (nếu cần) từ bạn bè trong lớp khi nhỏ chẳng hạn. Thế nên khi lớn chúng cũng quen nhận, nhận như lẽ đương nhiên, không quen cho đi, và do vậy khi cha mẹ già, yếu, chẳng còn gì ngoài sự phiền phức, chúng sẽ thấy họ chỉ là ghánh nặng.
- Những gia đình nhỏ này thường không có kinh nghiệm cho đi một cách vị tha, mỗi lần cho đi sẽ mong nhận lại, thế nên họ không thực sự hưởng được niềm hạnh phúc của cho đi, của tình yêu đích thực. Cái này quá xa xỉ với họ.
- Gia đình lớn thì ngược lại, tình yêu rộng rãi hơn, yêu và chia sẻ với ngừoi thân trong gia, đình, họ hàng, hàng xóm, cộng đồng. Gia đình nhóm này thường bị nhóm gia đình nhỏ “coi thường” vì không biết tự lo cho mình, cứ ăn cơm nhà mà làm chuyện xã hội.
Thế nhưng gia đình nhóm này thường rất chan hoà, hạnh phúc.
- Hai Mô túp theo quan sát cá nhân của mình khá phổ biến. Nói chung có nhiều biến thể, mà mô hình theo mô tả ở trên là mô tả kiểu mô hình hoá. Các gia đình thực sự thường biến thể từ mô hình gốc này, nhiều hay ít hơn 1 vài tính chất.
- (Bài này viết trên trải nghiệm cá nhân)
Dzung Vu
image source: unsplash