- Tô phở 30K, khuyến mãi bán 5K, bạn có ăn không?
- Đưa gia đình đi ăn cuối tuần, bạn có chọn quán rẻ nhất không?
- Khi mua thuốc, bạn có chọn giá rẻ nhất?
- Mua thịt, mua cá, mua gạo cho gia đình, bạn có chọn loại rẻ nhất?
- Có hoặc không. Nhưng chắc chắn giá rẻ không phải là tiêu chí duy nhất. Nếu bất đắc dĩ phải chọn thứ rẻ nhất, thì bạn cũng mong có ngày sẽ dẫn gia đình vào quán ngon ăn 1 bữa thật hoành tráng đúng không?
- Chẳng phải các hãng mỹ phẩm, quần áo đều bán ước mơ đó sao? Giấc mơ vịt hóa thiên nga?
- Đến cô bé bán vé số lề đường cũng hiểu: cô ấy bán giấc mơ cho khách!
2.
- Mấy năm trước khi chọn công ty bảo vệ, mình đã quyết định không chọn các công ty chào giá 14-15 triệu/ tháng/ 1 vị trí bảo vệ 3 ca. Mà chọn 1 công ty có nhiều kinh nghiệm, đã làm cho các tòa nhà cao cấp với giá hơn 18 triệu/ tháng. Tại sao?
- Thử tưởng tượng, 1 vị trí bảo vệ 3 ca = 24 giờ = 3 nhân sự làm việc quanh năm, không nghỉ ngày nào. Nếu công ty nhận được 15 triệu thì tối đa mỗi bảo vệ nhận 3 triệu/ tháng/ ca và những người này khả năng cao là không có bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp, và làm không có ngày nghỉ, cũng như thưởng tết. Ai sẽ nhận những công việc với mức lương và điều kiện làm việc như thế? Kỹ năng của họ như thế nào? Chất lượng làm việc sẽ ra sao?
- Thực tế quản lý cho thấy, bảo vệ lương thấp thì thiếu kỹ năng, bỏ việc liên tục, tối đến là ngủ ngà ngủ gật. Cháy nổ, mất cắp, tai nạn cũng từ đây mà ra.
- Tiền nào của nấy.
- Tại sao các công ty vẫn chạy theo giá rẻ, và tự bần cùng hóa công việc của mình? Vì họ không biết cách nào cạnh tranh tốt hơn. Giá là công cụ duy nhất của họ. Họ tuyệt vọng!
- Khách hàng tưởng mình khôn ngoan khi ép giá nhà cung cấp? Tiền nào của nấy thôi. Tiền ít mà đòi hít thơm, mơ!
3.
- Thỉnh thoảng có những khóa học, miễn phí cho sinh viên. Chuyện gì xảy ra? Rất nhiều bạn đăng ký, giữ chỗ, nhưng tỷ lệ thực sự tham gia chỉ khoảng 20% số đăng ký. Thầy cô, ban tổ chức, đều không vui, chê bai tinh thần đủ kiểu. Mình thì không thấy lạ.Giá bằng 0 tạo ra nhu cầu ảo và về tâm lý của cho không thì rẻ mạt. Tự mình hạ thấp giá của mình thì còn kêu ai? Thế nên, không nên cho không cái gì kể cả với mục đích tốt! Cái gì phải nỗ lực, trả giá mới có, thì cái đó mới quí.
- Bán thì bán ước mơ, chứ ai bán tuyệt vọng!
- Câu hỏi:
. Ý chính của bài viết này là gì? Viết câu trả lời trong 1-2 câu văn
. Áp dụng kỹ thuật bỏ đi chi tiết thừa, sửa lại bài viết này (sửa ngay trong bài)
. Xem các bình luận sau về bài viết, cho biết bình luận nào là các bình luận mang tính tư duy phản biện và vì sao? Theo em có thể viết lại các bình luận này cho tốt hơn không?
- “Sao có thể hay như thế nhỉ? “Bán ước mơ” hình như chỉ đúng với một số mặt hàng thôi ạ.”
- “Sai rồi, bác có vẻ không hiểu giữa chiến lược cạnh tranh về giá, và bán đồ kém chất lượng với giá rẻ? Còn về khóa học thì đầy những khóa 0đ nhưng số lượng tham dự trên 1000 người. Bài viết của bác hiểu là bán thêm giá trị cộng thêm, nhưng nếu làm vậy bác chỉ đi được thị trường ngách thôi, còn đánh mass thị trường thì sao?”
- “Nhưng bán ước mơ cũng đừng có bán mắc quá. Có vài khoá học ước mơ bán giá triệu đô…”
- “Bài viết của bác rất hay, ý nghĩa nhưng theo em còn tùy vào đối tượng khách hàng và sp. Đứa nghèo đủ thứ như em thì thích khóa học hay event 0 đồng lắm, miễn sao họ cung cấp giá trị kiến thức mà e đang cần và đang tìm kiếm.”
- “Có những sản phẩm rất đặc thù, và nếu không thể có giá trị cộng thêm cho KH, thì cạnh tranh giá bằng cách giảm bớt lợi nhuận là cách duy nhất để DN tồn tại” – Lấy ví dụ một DN vận tải nội địa. Ngoài bán cho KH dịch vụ vận chuyển, DN không có một giá trị tăng thêm, trong khi đó nguồn cung vận tải nội địa quá lớn, gần như không có 1 khách hàng nào làm việc với một DN vận tải duy nhất.
- “Thế nên ko nên cho không cái gì kể cả với mục đích tốt ??? –> em hiểu như là LÚC NÀO bắt buộc phải lấy giá CAO hơn mặt bằng chung. em ko đồng ý. Nếu với mục đích tốt đẹp, tử tế, nhu cầu của người dạy (nsx) đã được tinh gọn tiết chế khoa học, tại sao không thể lấy giá phải chăng ??? Nếu mình giỏi cái gì thì ko nên làm miễn phí lấy giá phải chăng do đã cắt hết chi phí ko cần thiết thôi thầy. Để cơ hội cho nhiều người cùng được hưởng sp dịch vụ tốt”
- Giá trị thật sự là gì ạ? Định giá thế nào là đúng. Bản thân mình cảm thấy giá trị mình cao, nhưng người khác cho là mình ko cao, người ta cao hơn (lẽ đương nhiên vì ai chẳng cho mình là trên nhất) vậy thang đo giá trị/thang lương dựa vào đâu mà có ạ
- Em tâm đắc với những bài Thầy viết quá Thầy ạ, nhưng mà giờ đọc bài viết của Thầy còn được free, nếu sau này anh Mark cho Thầy bán bài viết Thầy có bán k ạ ?
- Cơ mà như Uber và Grab giá rẻ hơn taxi và xe ôm thông thường nhưng người dùng thì tấp nập, chất lượng thì theo em là tốt hơn taxi bình thường. Thầy thấy sao về vấn đề này ạ?
- Bài này ko cẩn thận gieo rắc nỗi tuyệt vọng cho những người disadvantages.
- “Em có 1 số ý kiến như sau: (1) Tô bún bò Món Huế 65k, nếu có thẻ thành viên còn 25k. Em ăn 1 tuần 2 lần. Rất ngon. (2) Cứ đăng ký gọi là booking free. Nếu ko thì chắc chắn mất cơ hội free rồi ạ
- Đó giờ em dạy miễn phí nhiều rồi giờ em học theo thầy ^^ bán chữ chứ ko dạy chữ nữa coi còn khinh “của miễn phí là của ôi” ko ^^ hihi
Những góc nhìn từ bình luận:
- Có thể ảnh hưởng đến người nghèo à Cho không chưa chắc hiệu quả ngay cả đối với người nhận à Giá phản ánh giá trị và điều phối hiệu quả phân phối của nền kinh tế
- Từ nay không dạy miễn phí cho ai nữa
- Nếu Facebook cho phép, thầy Dũng có tính phí đọc các bài viết? Bài Thầy Dũng chất lượng mà chưa tính phí à Tiền không mua được gì? Nhận tiền và không nhận tiền?
- Nhiều công ty khác như Uber và Grab vẫn rẻ và tốt đấy thôi? – Cost leadership khác với tuyệt vọng
- Không phải sản phẩm nào cũng có thể bán ước mơ cho khách hàng à Ai cũng có giấc mơ
- Không phải sản phẩm nào cũng có thể tạo ra khác biệt à nên phải giảm lợi nhuận và giảm giá để cạnh tranh –à Marketing from differentiation of anything? Làm sao tạo ra sự khác biệt cho những sản phẩm đã quá quen thuộc?
Dũng Vũ
image source: unsplash
- Bài học trực tuyến của Thinking School:
Xem chi tiết tại đây: https://phanbientranhluan.thinkingschool.vn/