Thứ Sáu, Tháng Bảy 26, 2024

Sính ngoại

Thầy ơi, còn tâm lý sính ngoại của người VN thì sao thầy, luôn coi hàng nước ngoài tốt hơn hàng VN (mà em cũng thấy đa số là tốt hơn thật )?

Uh, Thực ra thì ngay cả cái khái niệm “sính ngoại” cũng có thể là 1 loại quy kết rất chủ quan và mang tính ngụy biện của 1 số ai đó không bán được hàng. Họ không bán được vì chất lượng thấp thì đổ thừa là dân mình sính ngoại. Những sản phảm Việt tốt như Vinamilk giờ chiếm 70% thị phần họ có kêu dân Việt sính ngoại đâu. Người tiêu dúng đâu có ngu, cứ tốt thì họ xài. Trước họ đi Vinasun, Mai Linh, sau Uber, Grab rẻ hơn thì họ đi, họ đâu có phân biệt Uber thì của Mỹ còn Grab thì Malaysia?

Sính ngoại là hiện tượng, còn nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm thấp. Không đi tìm nguyên nhân và cứ ngụy biện dựa trên hiện tượng thì sẽ rất khó để đi tới phía trước!

Trên phương diện khoa học, khái niệm Ethnocentrism (tính vị chủng) nôm na là quan điểm cho rằng văn hóa của mình, dân tộc mình là nhất, có thể khá liên quan đến vấn đề này. Chưa có thời gian để tìm chi tiết, nhưng chủ quan thì mình cho rằng ethnocentrism của dân Việt không thấp. Nghĩa là chúng ta rất tự hào dân tộc, do vậy không có lý gì mà không ủng hộ hàng Việt nếu nó tốt. Nghiên cứu của mình với Thành phố HCM 2012, 2016 đều cho thấy tính vị chủng là 1 yếu tố quan trọng trong quyết định chọn mua hàng của dân Sài gòn. Đấy là dân Sài gòn, tính cởi mở cao. Dân Hà nội thì khủng khiếp hơn nhiều- cái gì thuộc về HN cũng phải nhất. Ai chê là chết ngay. Thế nến đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất!

  1. Còn ai đấy bảo, dân ta sính ngoại, cứ thay bao bì, tên giống nước ngoài là bán chạy. Cái này cũng thế thôi, vì hàng Việt chưa có uy tín với họ, nên thương hiệu nước ngoài trở thành dấu chỉ của chất lượng. Vẫn là vấn đề chất lượng thôi.

Dũng Vũ

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments