Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024
HomeTư duy phản biệnChuyện cái ghế

Chuyện cái ghế

Đây là chuyện mua cái ghế cho học trò ngồi học thật ở 1 một trường bạn mà mình vô tình quan sát được.

  1. Số là trường tính mua một số ghế để trang bị cho 1 phòng học hiện đại của trường. Cấp trên, người duyệt ngân sách, “giới thiệu” nhà cung cấp. Nhà trường “quyết định” chọn nhà cung cấp này. Theo hợp đồng thì nhà cung cấp phải bảo hành 1 năm. Tuy nhiên chỉ sau 6 tháng, hơn nửa số ghế bị gãy, hỏng. Gọi bảo hành thì nhà cung cấp trốn. Nói với vị cấp trên kia thì anh ta nói anh ta chỉ giới thiệu, còn nhà trường quyết định thì nhà trường tự chịu trách nhiệm.
  2. Câu chuyện vẫn đang diễn ra phổ biến ở khắp nơi trên đất nước này. Bài này không phân tích câu chuyện từ góc độ tham nhũng, mà thử phân tích nó từ góc độ thị trường để lý giải các vấn đề đạo đức kinh doanh và kết quả kinh doanh, vì sao quan hệ ở VN có thể lại làm hỏng doanh nghiệp chứ không làm nó phát triển, và phát triển sản phẩm từ việc hiểu hành vi khách hàng như thế nào?
  3. Đạo đức kinh doanh: bán hàng mà không chịu bảo hành thì chắc chắn vi phạm đạo đức và pháp luật. Nhưng câu hỏi hiện nay của rất nhiều người là: Giữ đạo đức kinh doanh thì có lợi nhuận không? Có, hàng năm, trường vẫn phải đầu tư nhiều bàn ghế, nhà cung cấp này sau khi bán được 1 lần như thế thì sẽ rất không có cửa để bán lần 2. Cứ làm ăn chụp giựt như thế không thể bền vững.
  4. Quan hệ: trong lý thuyết quản trị, quan hệ kinh doanh là một loại tài nguyên, có thể trở thành lợi thế cạnh tranh. Nhưng quan hệ kinh doanh trong lý thuyết phương Tây đặt nền tảng trong 1 xã hội pháp trị. Khi đó quan hệ giúp cho các đối tác hiểu nhau, gắn bó, và chia sẻ hơn trên nền tảng tuân thủ luật pháp. Còn quan hệ trong xã hội ta thì lại là cách thức để người ta vượt qua pháp luật. Nơi người ta nhờ vào quan hệ để thắng được các phi vụ làm ăn. Câu hỏi, các quan hệ kiểu này có giúp các doanh nghiệp phát triển? Có và không. Có, nó giúp các doanh nghiệp này có hợp đồng, có lợi nhuận. Không, vì không cạnh tranh bằng chất lượng, nên họ không có xu hướng đầu tư vào chất lượng, công nghệ, và nâng cao chuẩn mực kinh doanh mà chỉ đầu tư vào quan hệ hay đầu tư vào những cái ghế. Thế nên, công ty họ vẫn có thể to ra, nhưng chỉ có thể sống nơi nào còn dung túng quan hệ, và gần như rất khó để tham gia thị trường quốc tế. Thế nên, quan hệ loại này không sớm thì muộn cũng hủy hoại doanh nghiệp Việt.
  5. Thiết kế sản phẩm: Tại sao ghế lại mau hỏng? Tất nhiên có lý do từ cái quan hệ ở trên. Ở đây mình khai thác ở góc độ thiết kế sản phẩm. Sản phẩm Việt Nam thường na ná nhau, và kém chất lượng vì, nhà sản xuất (các kỹ sư) không hiểu nổi sự khác biệt về nhu cầu của khách hàng. Ghế nào đối với họ cũng chỉ là ghế. Họ không hiểu ghế dùng cho gia đình có 2 người già, thì khác ghế cho nhà có trẻ em, và cũng khác hoàn toàn ghế cho trường học, nơi các sinh viên bây giờ cao to, khỏe mạnh, 70-80kg. Ghế để học hội trường lớn cũng khác ghế cho lớp học nhóm, tương tác. Hiểu tường tận nhu cầu khác hàng thì có ty tỷ cơ hội kinh doanh. Dạy kỹ sư thiết kế phải dạy từ gốc hiểu nhu cầu khách hàng, mà cho đến nay vẫn rất nan giải!

Dũng Vũ

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments