Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
HomeTư duy phản biệnTiền, quyền lợi, và nghĩa vụ

Tiền, quyền lợi, và nghĩa vụ

Chúng ta hay phàn nàn đặc biệt khi cho rằng quyền lợi của chúng ta bị xâm phạm. Thử xét vài tình huống.

TH 1: chúng ta đi ăn bún bò. Giá 50K/ tô, nhưng nước lèo thì lạt, và nguội, rau thì không tươi xanh. Ta có nên phàn nàn, chê bai với chủ quán không? Chắc là nên, vì quyền lợi chính đáng của chúng ta bị xâm phạm. Tiền đã trả và ky vọng dịch vụ tương ứng được cung cấp.

TH 2: cũng tô bún, nước và rau chất lượng tương tự, nhưng bối cảnh hơi khác. Nhóm các bạn tổ chức ăn uống, mỗi người góp 50K, và bạn Xuân tình nguyện nấu bún bò cho cả nhóm. Bạn có chê bai và nặng nhẹ với bạn Xuân xinh đẹp (nhưng hơi thiếu khéo léo không?). Chắc là không? Thậm chí có khi còn tấm tắc khen ngon.

Tại sao không? Vì có một cái khác biệt cơ bản giữa hai TH: một bên là mua bán dịch vụ và một bên là hoạt động tình nguyện phục vụ. Với cô bạn tình nguyện chúng ta thấy sự việc khác hơn dù cùng bỏ 50K.

TH 3: một nhóm bạn đông cả 100 người tổ chức đi chơi. Một BTC gồm 10 bạn được thành lập. Ban tổ chức là tình nguyện và được bầu (không nhiều người tình nguyện). Tất cả mọi người kể cả BTC đều đóng 300K cho chuyến đi. BTC không được trả bất cứ chi phí nào cho việc tham gia BTC. Sau chuyến đi thường có hai khả năng: mọi người hể hả, vui vẻ ra về và ít khi nhớ cám ơn BTC. Hoặc, nếu có gì trục trặc, có rất nhiều lời chê trách BTC, cái này không tốt, cái kia không tốt. Có đôi khi lời chê trách khá nặng nề và chia sẻ cả trên face.

Tại sao có sự khác biệt giữa 2 và 3?

Có lẽ trong một nhóm nhỏ hơn, chúng ta dễ dàng quan sát hơn sự đóng góp của Bạn Xuân hơn là thấy được sự đóng góp của BTC. Ở nhóm nhỏ trách nhiệm đóng góp cho niềm vui chung của nhóm cụ thể hơn. Chỉ có mấy người nên sẽ chia ra mỗi người một việc, nên không ai thấy lỗi của người khác, nhưng ai cũng đồng thời hưởng niềm vui chung.

Ngược lại trong một nhóm lớn, BTC trở thành nhóm nhỏ trong một nhóm lớn. Rất nhiều thành viên không thực sự có đóng góp cụ thể cho việc tổ chức chuyến đi ngoài đóng tiền. Lúc này hình thành một bên hưởng thụ và đòi quyền lợi, và một bên (BTC) là bên cung ứng dịch vụ.

Điểm mấu chốt của các thành viên không phải BTC khi phê phán BTC chính là cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm (mình đã thực hiện nghĩa vụ đóng tiền). Tuy nhiên, cái khúc mắc chính mà họ quên chính là quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ. Họ cũng như BTC ngoài chi phí còn phải đóng góp công sức và niềm vui cho chuyến đi.

TH4: mở rộng 2 và 3, giả sử Bạn Xuân và BTC có nhận được 1 khoản chi phí nhỏ nào đó? Câu chuyện có còn giống như trên không?

TH5: bố mẹ bận rộn, không có thời gian cho con, nên bỏ rất nhiều tiền để cho con học trường tốt nhất, gia sư giỏi nhất, điều kiện vật chất tốt nhất.

TH6: khi cha mẹ về già, con cái bỏ rất nhiều tiền thuê người giúp việc và mua thuốc men, nhưng không có thời gian nói chuyện với cha mẹ.

Không có ý định lý giải, chỉ tự hỏi: trả tiền có đủ để thay thế các nghĩa vụ?

Dzung Vu

Previous article
Next article
RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments