Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
HomeTư duy phản biệnThầy đọc sách lúc nào? (vì thấy Thầy bận rộn quá?)

Thầy đọc sách lúc nào? (vì thấy Thầy bận rộn quá?)

Đây là vẻ đẹp của nghề giáo viên. Soạn bài, giảng dạy, quay clip nội dung, viết bài – các công việc chính trong vai trò giảng viên của mình đều gắn với đọc sách. Thế nên 60%-70% thời gian làm việc của mình là đọc sách và nghiên cứu.

Có khi cùng 1 thời điểm mình sẽ tham khảo và đọc 5-7 cuốn 1 lúc. Chẳng hạn khi phải xây dựng chương trình đào tao Master of Global Leadership cho Thinking School thì mình tham khảo hơn 20 cuốn sách 1 lúc. Cái quan trọng là mình có thể tìm, đánh giá, tham khảo và tổng hợp nhanh. Có lẽ đây là kỹ năng quan trọng hơn cả kỹ năng đọc.

Cuộc sống lúc khởi nghiệp và lúc còn đi làm ở trường đại học có gì khác?

Cũng gần giống nhau. Chuyên môn thì mình vẫn thiết kế chương trình đào tạo, phát triển bài giảng (online, offline), giảng dạy, đào tạo đội ngũ giảng viên kế cận. Về nội bộ thì quản lý toàn diện doanh nghiệp từ chiến lược, nhân sự, tài chính, kỹ thuật, marketing, đào tạo, quản lý chất lượng, quan hệ khách hàng, đối tác. Đối ngoại thì làm việc với đối tác quốc tế và trong nước, khách hàng, học viên.

Khác ở 2 điểm mấu chốt. Một là tốc độ từ ý tưởng, đến chiến lược, đến thực thi nhanh hơn gấp nhiều lần. Hai là không có nhiều cuộc họp mất nhiều thời gian, không có các cuộc tiếp tân tốn thời gian. Thinking School vẫn tiếp khách và đối tác nhưng nhanh, hiệu quả, tập trung giải quyết vấn đề.

Đi dạy ở Đại học và đi training cho doanh nghiệp có gì khác?

Giống là dạy ở đâu cũng có niềm vui.

Khác là, động lực cải tiến khi đi dạy cho doanh nghiệp cao hơn nhiều lần. Để có 1 ngày giảng dạy cho doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu, thiết kế bài giảng phù hợp, sau đó thì phản hồi của học viên là trực tiếp và liên tục trong và sau khi giảng dạy. Không đáp ứng được nhu cầu – thì không có các hợp tác kế tiếp!

Trường đại học, dù có sử dụng hệ thống đảm bảo chất lượng xuất sắc đến mấy, cũng không có được loại áp lực này.

Vậy phải chăng trường đại học không tốt?

Điều này đối với mình là quan sát thú vị. Xuất thân là giới hàn lâm, mình có những đặc tính chung là: luôn quan tâm đến các lý luận nền tảng, khung lý thuyết mạnh, quan tâm đến các giải pháp căn cơ, dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp thì tốc độ phản ứng nhanh, sản phẩm mới liên tục, chú ý đến các giải pháp tức thời, hiệu quả ngay.

Khi làm việc với các Thầy cô trong trường đai học, thì nếu nói đến môn học mới, chuyên đề mới, và dạy ứng dụng cho doanh nghiệp, 90% phản ứng là: em chưa chuẩn bị, em cần vài tháng ?. Nói chuyện với trainer trên thị trường thì hầu hết ok ngay, dù chưa chắc đã nắm chắc được nội dung.

Mỗi bên đều có ưu điểm riêng, và cũng có các vấn đề riêng. Nhưng về tinh thần quyết liệt theo đuổi mục tiêu, đổi mới sản phẩm, thì tinh thần doanh nghiệp mình đánh giá cao hơn.

 Thầy có phải là workaholic? (người nghiện công việc)

Ngược lại, mình rất ham chơi. 10 năm trước khi xây dựng team cũ, mình cũng thức từ 2-3 am để làm việc, nhưng luôn biết rằng chỉ làm điều này khi cần xây team, thiết kế hệ thống, qui trình, và trao quyền. Còn sau đó thì mình tự do làm điều mình thích. Thế nên giai đoạn này bận rộn cả ngày, mình vẫn thấy vui, vì xây 1 doanh nghiệp cũng như nuôi 1 đứa con, thấy nó lớn lên hàng ngày, cho nó ăn, cho nó học, thấy nó ốm, thấy nó ho, là thấy niềm vui, là thấy tương lai ?

Dũng Vũ

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments