Thứ năm, Tháng mười 3, 2024

    [Mỗi ngày học một ít] Tư duy phản biện là gì

    0
    [Mỗi ngày học một ít] Tư duy phản biện là gì
    Tư Duy Phản Biện
    Tư Duy Phản Biện
    [Mỗi ngày học một ít] Tư duy phản biện là gì
    Loading
    /

    Tư duy phản biện là gì?

    Tư duy phản biện là thuật ngữ được dịch từ khái niệm Critical thinking.

    Đây là chủ đề đã của nhiều cuộc tranh luận từ hơn 2,500 trước thời của các triết gia Hy Lạp như Plato, Socrate. Đến nay đây vẫn là chủ đề rất nóng. Nghiên cứu của Worl Economic Forum cho thấy đây là kỹ năng quan trọng số 2 trong số 10 kỹ năng hàng năng hàng đầu.

    Vậy nó là gì?

    Một số định nghĩa cho rằng đó là là khả năng nhận diện thông tin giả

    Định nghĩa khác cho rằng đó là khả năng tự phản chiếu và tư duy (suy nghĩ) một cách độc lập.

    Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, (1987), Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.

    Theo Paul, R. and Elder, L. (2007): Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó.

    Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình.

    Cách tiếp cận của Thinking School

    Trong quá trình hơn 24 năm làm giáo dục, TS. Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập Thinking School nhận thấy các định nghĩa trên chưa thực sự phản ánh được khái niệm này.

    Theo TS. Vũ Thế Dũng, CEO Thinking School, Nguyên phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
    Tư duy phản biện là

    1. Khả năng hiểu rõ và tập trung vào vấn đề chính đang được xem xét.
    2. Dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận và phân tích vấn đề
    3. Dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá vấn đề và các góc nhìn một cách có trách nhiệm với mục tiêu đi tìm sự thật, cải thiện chất lượng tư duy, và giải pháp

    Leave a reply

    Please enter your comment!
    Please enter your name here