Thứ bảy, Tháng tư 19, 2025
HomeTư duy phản biệnMochi, mocha, donuts, hay bánh trôi, bánh rán, trà xanh?

Mochi, mocha, donuts, hay bánh trôi, bánh rán, trà xanh?

Đi Nhật, cực thích quốc gia này. Có nhiều thứ để suy ngẫm. Cái gì ở đây cũng nhỏ, cũng xinh, và cũng tinh tế. Đi vào quán mì nhỏ, ăn xong có thể mua mì tươi đóng trong 1 hộp quà rất xinh xắn. Nhìn thì nhỏ, nhưng không đơn giản, người Nhật đã công nghiệp hoá những sản phẩm nhỏ như thế.

Vào nhà hàng bên đường, mở cửa phòng vệ sinh, tự nhiên nắp cầu tiêu bật lên. Mình tưởng có ma. Hoá ra nó được lập trình mở cửa thì nắp bồn cầu mở lên, ngồi lên thì ấm.

Đồ ăn của Nhật nói ngon hơn VN thì không hoàn toàn, nhưng có nhiều thứ để học hỏi. Các món được trình bày rất đẹp, dọn ra ít một, và nhiều món. Các loại bánh của Nhật cũng không phải xuất sắc lắm nhưng chắc chắn là vệ sinh, đẹp, và khách quốc tế có thể mua làm quà một cách lịch sự.

Thử nhìn mocha, về bản chất là trà xanh, nhưng họ đã chế biến công nghiệp ra rất nhiều sản phẩm khác nhau và bán cho toàn thế giới. Mochi thì giống hệt bánh chay bánh trôi của Hà nội. Rượu sake thì cũng tợ tợ như rượu đế, rượu nếp của ta.

Cái khác là ở chỗ những sản phẩm địa phương này đã được nâng tầm, điều chỉnh (adaptation) để biến thành các sản phẩm quốc tế. Du khách đến Nhật đều có thể mua mang về làm quà cho bạn bè, người thân. Các nhà hàng Nhật trên toàn thế giới đều có bán những sản phẩm này.

Quay lại chúng ta, các sản phẩm như bánh đậu xanh Hải Dương, kẹo dừa Bến Tre, kẹo sữa Long Thành đã rất lâu năm nhưng có rất ít đổi mới, phát triển sản phẩm, mà hầu như chỉ có sự thay đổi nhỏ về hình thức bao bì.

Chúng ta có rất nhiều loại bánh ngon như bánh tiêu, bánh bò, bánh rán, bánh da lợn, bánh chuối, bánh khoai mì, bánh trưng, bánh tét, bánh nếp…nhưng hình như chưa nhà sản xuất nào quốc tế hoá những sản phẩm địa phương này. Vào các website của nhà sản xuất trong nước thấy hầu hết là chocopie hay snack hay các loại bánh Tây. Cũng được thôi, nhưng nếu cứ sản xuất những thứ sản phẩm của người khác thì kiểu gì cũng khó cạnh tranh.

Nên hiểu rằng quốc tế hoá các loại bánh này không có nghĩa là các loại bánh này (như bánh chưng) đã từng được xuất qua Mỹ (cho Việt kiều). Quốc tế hoá nghĩa là nghiên cứu và điều chỉnh sản phẩm địa phương để phù hợp với nhu cầu, khẩu vị của khách hàng quốc tế. Chuyện thực phẩm chỉ là một ví dụ trong rất nhiều cái tương tự.

Nhìn người Nhật thì hiểu tại sao sản phẩm của họ tốt, chi tiết, tinh tế. Đơn giản thôi vì đó là tính cách của họ. Con người nào sản phẩm đó, quốc gia đó.

Bạn nào khởi nghiệp với ý tưởng “Bán bánh chưng cho Tây” hay “Quốc tế hoá bánh da lợn” mình sẽ góp vốn

Dzung Vu

Previous article
Next article
RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments