Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
HomeKỹ năng quản lý và lãnh đạoLàm thế nào để động viên một nhóm?

Làm thế nào để động viên một nhóm?

Khi nhóm của bạn được động viên để làm tốt hơn, việc thực hiện công việc sẽ trở nên dễ dàng, vui vẻ, và năng động hơn. Để có thể khích lệ nhóm của bạn thành công hơn, bạn phải trở thành một người lãnh đạo giỏi, và có khả năng quan tâm đến từng cá nhân cũng như cả nhóm. Cho dù bạn là CEO của một công ty hoặc là đội trưởng câu lạc bộ tennis, luôn có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giúp cổ vũ mọi người xung quanh, khích lệ tinh thần họ để có thể đương đầu với thử thách tiếp theo. Nếu như bạn muốn có khả năng động viên nhóm của bạn ngay hôm nay, hãy bắt đầu với bước 1.

Phần 1: Giúp nhóm bạn phấn khởi lên

1. Thảo luận về những lợi ích có được khi thành công

Nếu như bạn muốn nhóm của bạn được khích lệ, bạn phải giải thích các kết quả tích cực sẽ đạt được khi hoàn thành mục tiêu. Với việc này, bạn đang trao quyền tự kiểm soát tương lai chính mình cho từng thành viên một. Nhóm của bạn nên thấy được rằng việc thành công của họ không chỉ mang lại lợi ích cho công ty, mà còn cho chính bản thân từng người. Nếu như bạn thực sự muốn khích lệ họ, bạn phải khiến cho các mục tiêu được thể hiện càng rõ ràng càng tốt, để nhóm của bạn nhận thấy được một phần thưởng hữu hình.

  • Ví dụ, việc nói rằng: “Chúng ta phải cố gắng làm việc nhiều hơn, như thế thì công ty sẽ tốt hơn” sẽ không có sức ảnh hưởng bằng việc nói: “Nếu như chúng ta cải thiện phần bán hàng thêm 10%, thì chúng ta sẽ kiếm đủ doanh thu để phát thưởng thêm vào dịp Giáng Sinh năm nay”.

2. Giúp nhóm luôn cảm thấy phấn khởi

Xây dựng cảm giác tò mò cho các thành viên để họ quan tâm hơn đến việc đạt được những mục tiêu mà bạn đặt ra. Với việc làm này, các thành viên sẽ muốn được học hỏi thêm. Việc này có thể đạt được nếu như bạn hiểu rõ điều gì gây nên hứng thú cho nhóm của bạn. Hãy tìm hiểu điều gì quan trọng nhất đối với từng thành viên, dựa trên quan điểm của nhóm và quan điểm cá nhân. Nếu như bạn có thể giúp cho mọi thứ luôn tươi mới và thú vị bằng việc đề cập đến các phần thưởng, những thay đổi, những cải thiện, thì họ sẽ luôn muốn được cống hiến.

  • Đừng chỉ nên nói với các thành viên về những gì cần làm. Hãy giúp họ giữ được nhiệt huyết và được cập nhật về tiến trình của công việc càng nhiều càng tốt, qua đó họ có thể quan tâm đến chuyện gì đang xảy ra và nêu lên những thắc mắc về tiến trình ấy.

3. Đặt ra những mục tiêu thiết thực

Bạn cần biết được khả năng của nhóm bạn đến đâu và đề ra mục tiêu mà họ có thể đạt được. Đặt ra những mục tiêu tham vọng là điều tốt, tuy nhiên nếu bạn khiến cho việc đó trở nên quá khó thực hiện, gần như nhóm bạn sẽ không hoàn thành được, thì tất cả mọi người sẽ chỉ cảm thấy bị nhụt chí mà thôi. Thiết lập một mục tiêu thiết thực và cung cấp công cụ dể thể hiện tiến trình của nhóm khi họ đang dần đạt được mục tiêu đó. Đề ra những mục tiêu nhỏ hơn trong quá trình cũng là một cách hay để đảm bảo thành công, giúp cho nhóm của bạn sẽ không có cảm giác như “được ăn cả ngã về không”.

  • Ví dụ, nếu như bạn có một dự án cần hoàn thành, hãy tạo ra một biểu đồ chia nhỏ dự án thành những mục tiêu nhỏ hơn, để khi họ đạt được từng mục tiêu tiêu ấy, họ có thể hình dung được rằng nhóm đang tiến gần đến giai đoạn hoàn thành dự án.

4. Tạo ra những cuộc cạnh tranh thân thiện

Hãy tạo ra một môi trường cạnh tranh, truyền cảm hứng cho các thành viên, giúp họ đạt được mục tiêu. Tạo những cuộc thi nhỏ với những phần thưởng hữu hình, cho dù chỉ là một bữa ăn trưa miễn phí, để giúp họ cảm thấy phấn khích khi có thể cố gắng hết sức mình. Điều này có thể giúp cho nhóm của bạn vượt hơn cả những kì vọng được đặt ra, miễn là bạn có những chỉ dẫn rõ ràng và đảm bảo rằng mọi người luôn tuân thủ chúng.

  • Ví dụ như, chia nhóm ra thành những nhóm nhỏ hơn và khiến họ chịu trách nhiệm cho chỉ một phần của dự án. Tạo sự phấn khởi để động viên mọi người, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng đó là một cuộc thi thân thiện chứ không phải nơi khơi lên những thù địch hay đâm sau lưng.
  • Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ từng thành viên trước để có thể nhận định được rằng việc này sẽ không khiến mọi người trở mặt với nhau.
  • Một cách hay để giúp các thành viên hiểu rõ nhau hơn chính là tạo những nhóm nhỏ hơn gồm những người không biết rõ về nhau.

5. Khiến cho các thành viên tự kiểm soát lấy tương lai của họ khi truyền động lực

Bạn có thể có những mục tiêu cần đạt được, nhưng việc có thể truyền cảm hứng ấy cho từng thành viên sẽ giúp cho họ cảm nhận được rằng họ thật sự muốn đạt được mục tiêu. Nếu họ cảm thấy rằng bạn chỉ đang quát nạt, và họ chỉ đang cố làm cho xong từng việc một, thì họ sẽ cảm thấy không có sáng kiến hoặc không nắm được tình hình.

  • Một cách để giúp cho các thành viên cảm giác được họ đang có quyền kiểm soát chính là cho họ khả năng đóng góp vào mục tiêu chung của công ty khi cần thiết. Mặc dù đôi khi họ chưa đạt đủ yêu cầu để có thể cho ý kiến, nhưng mỗi lần bạn hỏi về những ý kiến đóng góp hoặc cái nhìn của họ về vấn đề, họ sẽ cảm thấy dễ chịu và cảm thấy háo hức, muốn đóng góp hơn.

6. Thiết kế một công cụ ghi nhận để động viên nhóm

Bằng việc làm này, các thành viên sẽ biết được rằng những đóng góp cá nhân đều được ghi nhận và không bị biến thành nỗ lực của cả nhóm. Điều này sẽ truyền cảm hứng cho các thành viên để họ cống hiến. Nếu như các thành viên nhận thấy rằng họ chỉ được thưởng và được xem như một nhóm, họ sẽ có xu hướng trốn sau những nỗ lực của người khác. Điều này sẽ dẫn đến sự phẫn nộ của những người thật sự cống hiến.

  • Dành thời gian để kiểm tra từng thành viên của nhóm để họ biết rằng bạn nhận biết được điểm mạnh của họ, và bạn luôn sẵn sàng giúp họ khắc phục điểm yếu. Họ cũng sẽ cảm thấy bạn luôn quan tâm và luôn dành thời gian để chỉ dẫn từng người một.

Phần 2: Giúp cho nhóm bạn cảm thấy được công nhận

1. Giúp các thành viên hợp tác với nhau

Đề ra một kế hoạch mà trong đó yêu cầu sự hợp tác giữa các thành viên, do đó họ cần phải làm việc với nhau để đạt được mục tiêu. Nếu như mọi người đều làm việc một cách riêng lẻ, thì sẽ không có sự gắn kết nhóm cũng như sự liền mạch trong công việc. Một cá nhân không thể giúp cho cả nhóm thành công được, và sự thành công tối ưu đến từ việc tất cả mọi thành viên tỏng nhóm phải làm việc với nhau càng hiệu quả càng tốt.

  • Tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm, và tìm cách giúp cho những người với những khả năng khác nhau làm việc hòa hợp chung với nhau và giúp đỡ lẫn nhau.
  • Hãy thử xáo trộn lên. Đừng luôn có những người cũ luôn làm cùng với nhau chỉ vì họ thích nhau hoặc họ cảm thấy thoải mái với nhau. Nếu như có hai người chưa biết rõ về nhau, hãy thử ghép cặp họ để tăng hiệu quả công việc.
  • Nếu như có hai người thực sự không hòa hợp, hãy thử giải quyết bằng cách gặp nhau. Bạn không thể giải quyết được vấn đề bằng việc cứ tách họ ra.

2. Cố gắng tìm hiểu từng thành viên trong nhóm

Việc hiểu rõ từng cá nhân trong nhóm và biết được điều gì khơi gợi hứng thú của mỗi người có thể giúp bạn tạo động lực cho nhóm về sau. Nếu như bạn cảm  nhận được mỗi thành viên một cách riêng biệt, bạn có thể thấy được rằng có một số người sẽ học bằng mắt, một số khác thì giỏi trong việc tiếp nhận những khiển trách hơn, một số người có khả năng lãnh đạo trời sinh, và số khác thì làm việc tốt dưới sự chỉ dẫn của những người có kinh nghiệm. Việc dành thời gian để hiểu rõ từng người với tư cách cá nhân thật sự tạo ra sự khác biệt trong nỗ lực của cả nhóm.

  • Sẽ gần như không thể tìm hiểu từng người một nếu như quy mô của nhóm bạn khá lớn, hoặc có thể do bạn quá bận. Tuy nhiên, bạn cần cố gắng hết sức có thể, cho dù bạn chỉ hiểu được thành viên qua các nhóm nhỏ.

3. Nhận biết rõ từng thành viên trong nhóm

Nếu như có sinh nhật của một ai đó, hoặc ai đó vừa kết hôn hoặc có em bé, hãy cho họ có cảm giác được trân trọng. Gửi một email. Mang theo bánh kem. Tặng thiệp cho họ – hãy làm bất cứ điều gì phù hợp trong dịp ấy, miễn là bạn vẫn đang tôn trọng quyền riêng tư của họ. Giúp cho từng thành viên trong nhóm cảm thấy rằng mình được quan tâm và cần đến là một điều vô cùng quan trọng.

  • Việc hiểu rõ thành viên qua các thành công của nhóm cũng là một điều tốt, miễn là việc này không tạo nên quá nhiều sự cạnh tranh.

4. Tỏ ra thân thiện, nhưng không phải quá thân thiện

Việc thân thiện với các thành viên, có những cuộc trò chuyện nhỏ, giúp họ cảm thấy được trân trọng là một điều quan trọng, nhưng bạn sẽ không muốn vượt qua ranh giới ấy. Nếu như cuối cùng bạn lại trở thành bạn thân của các thành viên trong nhóm, thì khả năng rất cao là họ sẽ không lắng nghe một cách nghiêm túc khi bạn nói, trừ khi bạn giữ một khoảng cách nhất định với họ.

  • Đây là một sự cân bằng tinh tế mà bạn cần đạt được. Bạn sẽ muốn các thành viên cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn, và tạo được những đường liên lạc mở, tuy nhiên đừng làm họ cảm thấy quá thoải mái đến mức họ cảm thấy việc cúp làm hoặc đi trễ là không sao cả bởi vì bạn là một ông chủ tuyệt vời.

5. Tạo ra những sự kiện xã hội ngoài công việc

Truyền cảm hứng cho nhóm của bạn bằng việc không phải lúc nào cũng là về làm việc, làm việc, làm việc. Hãy có những khoảnh khắc vui vẻ hàng tháng để giúp nhóm được giải lao. Có thể tạo ra đội đá banh vào mỗi cuối tuần cho những người có hứng thú. Cùng mọi người dùng chung bữa trưa vào mỗi hai tuần thay vì đi riêng lẻ, để mọi người cảm thấy được động viên để làm việc tốt hơn, vì họ hiểu rõ nhau hơn.

  • Bạn không nên chỉ trích hoặc bắt ép những thành viên bận rộn để đi tham dự các buổi sinh hoạt xã hội này. Nếu như bạn có thể khiến cho những buổi này nghe hấp dẫn hơn, thì mọi người sẽ tự nhiên cảm thấy hứng thú và muốn tham gia.

Phần 3: Trở thành một lãnh đạo giỏi

1. Tạo ra một môi trường thoải mái

Nếu như không khí văn phòng căng thẳng, không gắn kết, ngột ngạt, thì tất nhiên, nhân viên của bạn sẽ không có được năng lượng như khi họ có thể làm việc một cách vui vẻ, an toàn và ấm áp. Ok, mặc dù sẽ có những người không bao giờ cảm thấy vui nổi khi đi làm, nhưng bạn có thể làm hết sức mình để giúp họ yêu thích việc đi làm hết mức có thể. Hãy có kẹo bánh ở văn phòng, cửa sổ sáng và thoáng, và một môi trường thân thiện  giúp mọi người cảm thấy thoải mái.

  • Khuyến khích việc giao tiếp trực tiếp, thay vì nói chuyện qua chat hoặc email. Giúp mọi người có thể đi quanh và nói chuyện với nhau. Tất nhiên điều này kém hiệu quả hơn 10%, nhưng khả năng tăng tinh thần nó mang lại sẽ rất đáng giá.

2. Hãy cụ thể hơn

Nếu như nhóm của bạn đang làm rất tốt, đừng chỉ nói:”Làm tốt lắm! các bạn đã làm việc rất chăm chỉ!” Hãy cho họ biết bạn thực sự quan tâm bằng việc chỉ ra những ví dụ cụ thể về việc làm của nhóm. Hãy nói như thế này: “Các bạn đã làm rất tuyệt với với chiến dịch quyên góp gần đây nhất. Mức quyên góp đã tăng đến 30% so với năm ngoái”, hoặc “Báo cáo của nhóm bạn rất rõ ràng, có ích, và đôi khi còn thú vị nữa. Tôi đặc biệt thích biểu đồ ở trang 3 – nó đã được thể hiện rất rõ”. Những cuộc nói chuyện như thế này sẽ khiến cho nhóm bạn cảm thấy bạn thực sự coi trọng công sức của họ.

  • Chung với chủ đề trên, điều quan trọng là phải thật cụ thể khi bạn đưa ra khiển trách. Thay vì nói “Bạn cần phải làm việc chăm chỉ hơn”, thì hãy nói thư thế này, “Nhóm này cần phải quan tâm hơn đến việc viết báo cáo cuối tháng. Nếu như bạn viết báo cáo hàng tuần, thì năng suất làm việc thật sự có thể cải thiện”.

3. Giữ cho mọi thứ luôn tươi mới và đầy hứng khởi

Cho dù công việc của bạn và của nhóm có vẻ đơn giản, hãy cố gắng khuấy động mọi thứ trong khả năng của bạn. Cho dù công việc của nhóm bạn là viết báo cáo suốt ngày đi nữa, hãy xem thử có khả năng nào để có thể khiến cho công việc trở nên sáng tạo hơn, giúp cho mọi người được động viên và vui thích làm việc. Cho dù công việc là gì đi nữa, nếu như nhóm của bạn cứ làm một công việc lặp đi lặp lại suốt 8 tiếng mỗi ngày, thì cuối cùng họ cũng sẽ cảm thấy chán và mất động lực.

  • Việc khuấy động mọi thứ lên ít nhất một vài giờ trong tuần là khá quan trọng. Cho dù nó sẽ làm giảm hiệu suất công việc đi một ít, nó có thể khiến cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn, điều này sẽ dẫn đến hiệu năng công việc được nâng lên.

4. Hãy luôn lạc quan

Duy trì một quan điểm lạc quan và một thái độ tích cực. Cho dù mọi chuyện đang xảy ra ngoài ý muốn, hãy cố gắng giữ lạc quan hết mức có thể, bởi vì thái độ lạc quan — và bi quan – có thể lan truyền rất nhanh. Nếu như bạn có thể giữ thái độ tích cực, thành viên nhóm bạn cũng sẽ như vậy, và họ sẽ có thêm động lực. Nếu tất cả mọi người đều cảm thấy chán nản, vậy thì chắc chắn họ sẽ khó có thể hoàn thành tốt công việc.

  • Nếu như thành viên nhóm bạn cảm thấy rằng mọi thứ thật vô vọng, vậy thì sao họ có thể làm việc?

5. Hãy trở nên gương mẫu

Nếu như bạn thực sự muốn truyền cảm hứng cho các thành viên, bạn nên trở thành một tấm gương mẫu mực để cho các thành viên có thể noi theo. Bạn không cần phải trở nên hoàn hảo, nhưng bạn nên chăm chỉ, có lí lẽ, luôn sẵn sàng trong giao tiếp, và là một nhân viên thông minh, đáng tin cậy. Nếu như bạn không thể có được những phẩm chất mà bạn muốn nhóm của bạn học tập được, vậy thì làm sao để họ có thể noi theo?

  • Đối xử với nhóm của bạn bằng lòng tốt và sự tôn trọng. Đề ra một chuẩn mực đạo đức.
  • Nếu như bạn phạm lỗi, đừng cố che đậy. Thay vào đó, hãy cởi mở và thẳng thắn. Nhóm của bạn sẽ tôn trọng bạn vì việc ấy.

https://www.wikihow.com/Motivate-a-Team

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments