Chủ Nhật, Tháng ba 23, 2025
HomeKỹ năng quản lý và lãnh đạoLàm thế nào để trở thành một người quản lý tốt?

Làm thế nào để trở thành một người quản lý tốt?

Trong các tập đoàn lớn, luôn có một thể chế quản lý để giúp tập đoàn được vận hành mượt mà. Một quản lý giỏi là người có khả năng hòa nhập, thay đổi những điều nhỏ nhặt nhất để tạo các hiệu ứng tốt. Một nhà quản lý tốt cần phải gương mẫu. Đây là một trong những công việc khó khăn nhất – một phần bởi vì bạn cần phải quản lý cả những kì vọng của người khác – và cũng bởi vì đây là một trong những công việc ít được ghi nhận nhất. Nhưng ngoài những điều trên ra, có một số mánh để giúp bạn quản lý thành công những trách nhiệm của bạn, một cách đầy hứng khởi và thật phong cách.

Phần 1: Tạo động lực cho nhân viên của bạn

1. Tạo động lực cho mọi người.

Tại sao nhân viên lại ở đây? Điều gì có thể giữ họ lại để làm việc cho công ty và ngăn họ chuyển việc? Điều gì giúp cho ngày làm việc của họ tốt hơn? Điều gì giữ chân họ lại với công ty cho dù trải qua một ngày hay một tuần tồi tệ? Đừng giả định rằng đó là tiền – một số người suy nghĩ phức tạp hơn cả thế.

  • Hãy nhớ rằng, thứ đáng giá nhất của chúng ta chính là những phẩm chất. Nếu bạn quản lý họ bằng cách tôn trọng những phẩm giá của họ, thì họ sẽ cống hiến hết sức của họ cho công ty.
  • Hãy hỏi nhân viên thường xuyên về mức độ yêu thích công việc của họ. Hãy khuyến khích họ trả lời thật tình với bạn. Sau đó cải thiện dựa trên những gì họ nói với bạn.
  • Hãy đưa ra những đặc quyền mà nhân viên của bạn đánh giá cao. Nếu như họ quan tâm nhiều đến sức khỏe, hãy cho họ thời gian để tập thể dục và rèn luyện. Nếu họ quan tâm nhiều đến gia đình, hãy tôn trọng thời gian mà họ dành ra để đưa con đến trường và rước con về.

2. Giúp mọi người cảm thấy tốt đẹp

Một nhà quản lý thành công rất giỏi về nhận diện điểm mạnh của nhân viên và thỉnh thoảng khen ngợi họ. Đó là bởi vì nhà quản lý giỏi biết rằng hạnh phúc sẽ giúp nhân viên làm việc có hiệu suất cao hơn. Cố gắng khen ngợi những điểm mạnh của nhân viên một cách công cộng hoặc cá nhân.

  • Trong cuộc họp với sếp, giả sử, hãy đề cập đến thứ gì đó mà nhân viên của bạn đã hoàn thành tốt. Nếu như sếp của bạn tình cờ đề cập với người nhân viên đó rằng bạn đã nói tốt cho họ, họ sẽ cảm thấy rằng bạn đã trân trọng họ và đã có ý khen họ với sếp. Loại khen thưởng như thế rất được trân quý.
  • Ca ngợi việc làm tốt của nhân viên một cách cá nhân. Hãy nói với họ khi bạn có thời gian. Hãy đi vào chi tiết. Một cuộc trò chuyện riêng tư, một cách nào đó, có thể có một ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của nhân viên, dẫn đến sự tự tin vào bản thân của họ.

3. Hãy nói với nhân viên của họ về việc bạn tôn trọng họ như thế nào

Hãy cứ nói thẳng ra những điều đó. Mời họ một tách cà phê và nói với họ rằng bạn trân trọng họ về điều gì. Như là họ là một nhân viên rất chăm chỉ; họ truyền cảm hứng một cách hiệu quả đến cho mọi người; hướng dẫn họ rất dễ dàng; họ rất kỉ luật hoặc rất mạo hiểm; họ luôn khiến bạn cảm thấy vui vẻ, v. v. Đừng tiết kiệm câu chữ – hãy cứ nói thẳng ra. Một khi nhân viên biết họ được coi trọng, họ sẽ càng làm việc hăng say hơn, thích thú với công việc của họ, và lan truyền niềm vui đó cho những người xung quanh.

Phần 2: Đặt ra các mục tiêu

1. Đề thấp, đạt cao

Ý tưởng này có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng đồng thời cũng là một câu thần chú về mặt quản lý. Bạn có muốn trở thành một người có hoài bão rất lớn nhưng khó có thể đạt được, hay bạn muốn trở thành người đặt ra những mục tiêu trong tầm nắm và cuối cùng thì thành công hơn cả mong đợi? Mặc dù đây là vấn đề về hình ảnh công chúng, nhưng nó rất quan trọng.

  • Đừng trở thành loại người quá nhát, không có tham vọng. Giữ cho các mục tiêu nằm trong vùng khả thi không có nghĩa là bạn phải cực kì bảo thủ, không đặt các mục tiêu lớn. Một nhà quản lý không giám bước ra khỏi vùng an toàn sẽ khó có được hoài bão. Đến cả một người chơi bài cẩn thận cũng biết sẽ có lúc cần phải cược hết

2. Đảm bảo rằng từng nhân viên biết được bạn đang mong đợi điều gì

Có những mục tiêu rõ ràng sẽ tăng sức mạnh cho nhân viên và giúp họ tập trung. Đề ra đề cương rõ ràng về những gì mà bạn mong đợi, khi nào đến hạn, và bạn sẽ làm gì với kết quả đạt được.

3. Cung cấp những phản hồi xoay quanh mục tiêu đề ra

Việc bạn cung cấp nhanh chóng cho nhân viên những phản hồi liên quan đến việc của họ sẽ giúp cho sự cải thiện. Gặp gỡ những nhóm nhỏ hoặc một đối một, và hãy đi vào chi tiết.

  • Lập lịch trình để nhận các phản hồi. Nó cần thường xuyên diễn ra để nhân viên của bạn biết được khi nào có thể lên lịch phản hồi để công việc được hoàn thành trơn tru

4. Giữ bản thân ở những tiêu chuẩn cao nhất

Chúng ta đều biết kiểu quản lý mà lúc nào cũng chỉ biết la lối hoặc phàn nàn càu nhàu khi ai đó phạm lỗi, nhưng lại bỏ qua khi họ mắc lỗi. Đừng trở thành kiểu người như vậy. Lý tưởng nhất là hãy nghiêm khắc với bản thân nhiều hơn những nhân viên khác. Điều này có thể tạo ảnh hưởng tích cực, đó là: nhân viên sẽ thấy các mục tiêu và tiêu chuẩn mà bạn đặt ra cho bản thân và muốn noi gương bạn một khi họ đã tôn trọng bạn.

Phần 3: Ủy thác trách nhiệm

1. Ủy quyền

Bạn là quản lý bởi vì bạn giỏi những thứ bạn đang làm, nhưng nó không có nghĩa là bạn phải làm hết tất cả mọi thứ. Công việc của bạn với tư cách là nhà quản lý chính là hướng dẫn mọi người hoàn thành tốt công việc.

  • Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ. Hãy giao cho mọi người các loại công việc mà nếu lỡ có làm sai thì vẫn có thể sửa chữa được. Tận dụng các cơ hội để hướng dẫn và ủy thác cho nhân viên. Sau đó từ từ giao họ những công việc với trách nhiệm lớn hơn, khi bạn đã nắm được điểm mạnh và điểm yếu của họ.
  • Học cách đoán trước những vấn đề mà họ có thể sẽ gặp phải, để bạn có thể hướng dẫn họ kĩ càng hơn trước khi họ bắt tay vào làm.

2. Phân chia các công việc mà sẽ giúp nhân viên phát triển

Một khi nhân viên của bạn bắt đầu nhận được nhiều trách nhiệm hơn và thể hiện rằng họ có đủ khả năng, hãy giao cho họ các công việc đòi hỏi họ phải phát huy các kĩ năng và giúp họ làm chủ hơn công việc của mình. Bạn không chỉ đang tìm hiểu xem nhân viên bạn có khả năng đến đâu, mà bạn còn đang giúp họ trở nên có ích hơn cho công ty.

3. Xác nhận trách nhiệm cho những sai phạm của nhân viên

Khi một trong những cấp dưới của bạn mắc lỗi, đừng làm căng mọi thứ lên; hãy giả sử rằng đó là lỗi của bạn, cho dù thật sự không phải như vậy. Điều bạn đang làm chính là tạo ra một loại văn hóa văn phòng, nơi mà nhân viên cảm thấy được thoải mái khi phạm lỗi. Đây là một việc rất quan trọng.

  • Làm điều này sẽ giúp nhân viên tiến bộ, và cuối cùng, được học hỏi hoặc phát triển. Những nhân viên có thể học hỏi từ những lỗi lầm của mình sẽ phát triển thành những nhân viên giỏi hơn; còn những người không hề phạm sai lầm gì ngay từ đầu thường sẽ không dám ra khỏi vùng an toàn, không dám bước thử vào vùng nước sâu.

4. Đừng giành công lao của nhân viên

Hãy để những công lao của chính họ được ghi nhận. Điều này sẽ tạo động lực giúp họ theo đuổi sự thành công. Một nhà quản lý thành công giống như một người chỉ huy dàn nhạc sao cho từng nốt nhạc hòa quyện vào nhau, tạo nên bài nhạc hay nhất. Một nhạc trưởng giỏi sẽ hướng dẫn bằng cách làm mẫu, không cố tình chơi trội.

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn là kiểu quản lý giành lấy ý tưởng của người khác và biến nó thành của mình? Bạn đã gửi đi thông điệp rằng bạn chỉ quan tâm đến hình ảnh của bản thân và sẵn sàng lạnh lùng hy sinh người khác để tiến thân. Đây không phải là hình tượng tốt , và chắc chắn nó sẽ không tạo động lực cho nhân viên cấp dưới của bạn làm việc chăm chỉ hơn.
  • Có thể bạn đang nghĩ – nhận trách nhiệm cho lỗi lầm của người khác và không được ghi nhận vào những gì nhân viên của bạn làm được; vậy bạn nhận được cái gì? Nếu như bạn làm việc tốt và là một nhà quản lý hiệu quả, bạn không cần phải lo lắng về sự vinh quang của bản thân. Người khác sẽ nhận biết được những việc bạn làm. Quan trọng hơn nữa, họ sẽ cảm thấy ấn tượng khi bạn tạo nên động lực cho nhân viên, biết khiêm tốn, và nhường đường cho mọi người. Nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ nhận được các phần thưởng.

5. Nhận thấy sai lầm của bản thân

Khi mọi thứ xảy ra không giống với những gì bạn nghĩ, hãy nhận ra những điều bạn có thể làm khác đi và nói cho nhân viên của bạn biết. Điều này cho họ thấy rằng bạn cũng có thể phạm sai lầm, và nó cũng cho họ thấy cách mà họ nên tự giải quyết vấn đề riêng là như thế nào.

  • Mỗi khi bạn làm đúng điều gì mà trước đó làm chưa được, hãy để cho những ai đang tham gia biết. Ví dụ như: “Lý do mà tôi bấm nút này là vì trước đây khi tôi thử và bấm nút xanh, nghĩ rằng ‘Cái này sẽ ngắt toàn bộ hệ thống và giải quyết được vấn đề’, và tôi phát hiện ra rằng nó chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn!”

Phần 4: Giao tiếp hiệu quả

1. Giữ cho cửa văn phòng luôn mở.

Hãy luôn nhắc nhở mọi người rằng nếu họ có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, thì bạn luôn sẵn sàng lắng nghe. Duy trì một kênh giao tiếp mở sẽ giúp bạn nhận biết được các vấn đề một cách nhanh chóng, và có thể giải quyết nó nhanh nhất có thể.

  • Đừng trở thành một trong những người quản lý khiến nhân viên cảm thấy như họ đang làm phiền khi họ có thắc mắc cần bạn giải đáp. Thay vì xem nó như một vấn đề cần giải quyết, hãy coi nó như một cơ hội để thể hiện cho nhân viên biết được rằng bạn mong muốn giúp đỡ họ, và công ty là một nơi xứng đáng để cống hiến.
  • Đừng bao giờ xem nhẹ hoặc bỏ qua những vấn đề của nhân viên bạn, và luôn đảm bảo rằng bạn luôn trả lời đầy đủ những câu hỏi của họ.

2. Hãy phấn khởi đối với nhân viên

Đừng khiến mọi sự tương tác với nhân viên chỉ đơn thuần là công việc. Hãy hỏi thăm sứ khỏe của họ, trò chuyện với họ về bản thân, và thiết lập một sự liên kết cá nhân.

  • Việc trở nên đồng điệu với nhân viên ngoài những vấn đề trong văn phòng có thể cảnh báo bạn mỗi khi họ cần bạn cân nhắc đến một số vấn đề, ví dụ như người đó cần một khoảng thời gian nghỉ làm bởi vì tang quyến. Nếu bạn có thể cập nhật được đời sống của nhân viên, họ sẽ càng yêu mến và đền đáp bạn bằng sự trung thành.
  • Hãy biết các giới hạn của mình. Đừng vượt quá và hỏi nhân viên những thứ quá riêng tư, ví dụ như tôn giáo, chính trị, hoặc các mối quan hệ cá nhân. Bạn có thể giữ một mối quan hệ hữu nghị mà không vượt quá các giới hạn.

3. Đừng trộn lẫn những phản hồi tích cực và tiêu cực

Giả sử như bạn đang đưa ra các đánh giá công việc cho nhân viên. Bạn bắt đầu bằng việc đề cập đến việc làm chung với nhân viên ấy tuyệt vời như thế nào, và nhấn mạnh một vài điểm mà họ làm tốt. Sau đó, bạn lại đưa ra luân điểm về sự thiếu sót của họ – “doanh thu đã giảm trong quý này”, “doanh thu trượt”, v. v. Bạn nghĩ rằng điều gì sẽ gây ấn tượng hơn cho nhân viên ấy, điều tích cực hay tiêu cực?

  • Khi bạn trộn lẫn các phản hồi tích cực và tiêu cực, cả 2 đều bị ảnh hưởng. Cái tích cực sẽ bị lấn át bởi cái tiêu cực và cái tiêu cực không có đủ sức ảnh hưởng mà nó nên có. Tất nhiên, sẽ có những hoàn cảnh mà bạn sẽ muốn truyền tải theo kiểu này, nhưng nói chung, nó sẽ khiến cho cuộc trò chuyện không còn hiệu quả.
  • Khi bạn trộn lẫn các phản hồi tích cực và tiêu cực, cái tích cực sẽ nổi bật hơn và cái tiêu cực sẽ trở nên cấp bách hơn.

4. Lắng nghe

Lắng nghe những gì mà nhân viên và đồng nghiệp của bạn muốn nói. Bạn không cần phải luôn là người dẫn dắt câu chuyện. Hãy luôn cố gắng lắng nghe chân thành, nhưng hãy luôn cẩn trọng trong những trường hợp sau:

  • Khi nhân viên đang chủ động đề xuất ý tưởng. Đừng ngắt lời và xen ngang để có tiếng nói. Điều này có thể khiến cho việc chia sẻ ý tưởng bị trì trệ.
  • Khi cảm xúc đang hỗn loạn. Hãy để mọi người nêu những cảm xúc của mình trong một môi trường an toàn và được kiểm soát. Những cảm xúc ngột ngạt có thể biến thành sự phẫn nộ, làm hư hại những mối quan hệ công sở của bạn. Tương tự, những cảm xúc mà không được kiểm soát có thể làm ảnh hưởng đến những buổi thảo luận hợp lý, thứ mà chính là trụ cột chính của môi trường làm việc.
  • Khi nhóm của bạn đang xây dựng các mối quan hệ hoặc đang thảo luận. Hãy cung cấp cho nhân viên của bạn sự lắng nghe chân thành khi họ đang tạo dựng các mối quan hệ và đang sáng tạo.

5. Làm rõ những gì bạn được nghe

Một nhà quản lý tốt sẽ không chỉ cố gắng làm rõ ý của mình, mà còn cố gắng hiểu rõ điều những người xung quanh nói. Bạn có thể làm điều này bằng cách lặp lại những gì mà người kia đã nói. Sử dụng kĩ thuật này khi bạn không chắc chắn về những gì người kia đang nói.

  • Thay vì nói với đồng nghiệp rằng: “Xin lỗi, bạn có thể lặp lại được không? Tôi không chắc rằng tôi đã hiểu rõ.”, hãy nói những thứ tương tự như: “Bạn đang nói rằng chúng ta có thể tăng hiệu suất bằng cách đề xuất nhiều ưu đãi hơn. Nếu áp dụng vào thực tế thì bạn nghĩ như thế nào?”

6. Đặt ra những câu hỏi

Những câu hỏi thông minh sẽ thể hiện rằng bạn đang nắm được nhịp của cuộc nói chuyện và cần được làm rõ khi cần thiết. Đừng ngại hỏi những câu hỏi chỉ vì chúng trông “ngốc nghếch”. Những nhà quản lý hiệu quả quan tâm đến việc hiểu rõ thứ gì là quan trọng; họ không quan tâm đến việc làm như thế nào để đạt được. Hãy hiểu rằng những người khác cũng có thể có thắc mắc nhưng lại không dám hỏi. Nếu bạn nêu lên những câu hỏi mà họ cũng đang quan tâm, bạn có thể đóng vai trò như một người hỗ trợ và giúp xây dựng độ tương tác của cả nhóm. Đây là một tính chất quan trọng của một nhà quản lý.

Phần 5: Thúc đẩy chủ nghĩa bình đẳng

1. Đối xử công bằng với mọi người 

Hầu hết tất cả chúng ta đều không công bằng như chúng ta muốn. Phần lớn sự thiên vị xảy ra một cách vô thức. Xu hướng chung chính là chúng ta tích cực quan tâm hơn đến những người khá giống với bản thân và những người yêu thích chúng ta, thay vì quan tâm đến những người có đóng góp lớn cho tổ chức. Về lâu dài, thì chính những người có đóng góp nhiều mới có khả năng đạt được các mục tiêu đề ra của công ty. Vậy hãy thay đổi các hành xử của bạn và đảm bảo rằng bạn không vô tình đối xử bất công với họ, cho dù bạn cảm thấy như sự quan tâm của bạn không hề ảnh hưởng đến họ. Một số người thường ngại ngùng khi nhận được các phản hồi tích cực, nhưng họ vẫn yêu thích chúng thôi.

2. Đối xử tốt với nhân viên

Nếu như bạn đối xử tốt với nhân viên của bạn và họ hài lòng với công việc của mình, họ sẽ lan truyền cảm xúc ấy đến cho khách hàng và sẽ làm hình ảnh của công ty bạn tốt hơn. Hoặc là họ sẽ đối xử tương tự cho cấp dưới của mình. Từ đó tạo nên một môi trường tích cực trong công ty.

https://www.wikihow.com/Be-a-Good-Manager

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments