Khi tinh thần của nhân viên bị ảnh hưởng, toàn bộ công ty sẽ bị ảnh hưởng: lợi nhuận giảm, nhân viên chán ghét công việc của mình và người quản lý mất sự kiểm soát đối với nhân viên. Với tư cách là người quản lý hoặc người giám sát, cách kiểm soát những ảnh hưởng do thiếu động lực sẽ tùy thuộc vào bạn. Nâng cao tinh thần có thể cải thiện hiệu suất, và nó sẽ được phản ánh tốt nhất nơi bạn. Nghiên cứu còn cho thấy tinh thần của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn chặn hành vi ngồi không ăn bám.
Phương thức 1: Hiểu về tinh thần
1. Hiểu rằng hài lòng và không hài lòng là 2 việc khác nhau
Chúng có thể cùng tồn tại, độc lập với nhau. Bằng cách giảm đi sự không hài lòng, người ta không nhất thiết phải làm tăng sự hài lòng đối với công việc. Bạn có thể nghĩ về nó như sự hiện diện hoặc sự thiếu đi phần thưởng (sự hài lòng) so với sự hiện diện của sự không thoải mái (sự không hài lòng). Bạn có thể không thích trẻ em, nhưng vẫn tiếp tục công việc dạy học ở trường bởi những lợi ích của nó.
- Một công việc với những lợi ích tuyệt vời không thể thay đổi sự thật rằng nhân viên vẫn cảm thấy không hài lòng với chính nghề nghiệp ấy, cho dù họ cảm thấy vô cùng thoải mái với vị trí công việc hiện tại đi chăng nữa.
- Một người có thể sẵn sàng để trải qua những điều kiện làm việc tồi tệ với điều kiện họ cảm thấy thoải mái với công việc họ đang làm.
2. Biết rằng tinh thần của nhân viên có liên hệ trực tiếp với hoàn cảnh công việc của họ
Trong khi tinh thần của cá nhân và của nhóm có thể khác biệt, và không phải các vấn đề tinh thần là về công việc, có một số phẩm chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tinh thần nơi công sở.
- Sự tin cậy liên quan đến nhận thức của phần lớn cộng đồng của công ty và chính vị trí của nó
- Sự tôn trọng tương ứng với mức độ tôn trọng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong văn phòng
- Niềm tự hào là phẩm chất cần có của nhân viên trong công việc và vai trò của họ
- Sự công bằng cần phải tồn tại giữa người làm chủ và nhân viên
- Sự đồng hành cần phải tồn tại giữa các đồng nghiệp để nuôi dưỡng môi trường làm việc cộng đồng
3. Tham dự vào các tác nhân trong công việc
Không phải chỉ có một phần trong những câu đố về tinh thần của nhân viên. Nếu bạn cố gắng giải quyết vấn đề về tinh thần bằng việc suy nghĩ về nó dưới một góc nhìn, bạn sẽ không thể có được bức tranh toàn diện về vấn đề. Hãy nghĩ về những nhân tố khác có thể đóng góp cho tinh thần của nhân viên.
- Thái độ của giám đốc điều hành và quản lý đối với cấp dưới
- Điều kiện làm việc, bao gồm cả giờ làm việc và các nguyên tắc an toàn
- Khả năng lãnh đạo hiệu quả và sự phân bố thông minh về quyền hạn và trách nhiệm trong công ty
- Sự thiết kế cấu trúc của công ty tạo điều kiện cho công việc
- Quy mô của công ty
4. Tìm các dấu hiệu của việc xuống tinh thần
Chúng có thể không xuất hiện cùng một lúc, và có thể không thể hiện rằng chúng liên quan đến công việc. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý đến những dấu hiệu này trong nhân viên của, công ty có thể có vấn đề về tinh thần. Hãy chú ý đến:
- Tỷ lệ vắng mặt cao
- Sự chậm trễ
- Nghỉ việc nhiều
- Đình công và phá hoại
- Thiếu niềm tự hào trong công việc
- Thiệt hại và phá hỏng
Phương thức 2: Nâng cao tinh thần một cách liên thông
1. Giao tiếp hiệu quả
Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên nhiều hơn là sự khác biệt trong phong cách và tần số giao tiếp. Việc bạn giao tiếp thế nào không ảnh hưởng nhiều lắm, miễn là bạn chịu giao tiếp. Giao tiếp hiệu quả giữa cấp trên với cấp dưới là nhân tố ảnh hưởng duy nhất và lớn nhất đến việc nâng cao sự hài lòng và tính gắn kết trong nhóm chính là giao tiếp giữa cấp trên – cấp dưới
- Đưa ra những kì vọng cụ thể, bằng cách phân chia vai trò cho nhân viên rõ ràng. Cần cân nhắc cẩn thận trong quá trình huấn luyện. Cung cấp phương tiện cho nhân viên để họ hiểu rõ khi nào công việc của họ bắt đầu và kết thúc
- Đưa ra tầm nhìn. Hãy cho nhân viên của bạn biết bạn đang hướng tới điều gì
- Đừng cảm thấy bạn cần phải biết mọi thứ
2. Cho nhân viên bạn biết bạn đang nghĩ gì về họ
Hãy thẳng thắn. Nhân viên có thể cảm thấy mất phương hướng nếu không có sự phản hồi, và điều nãy sẽ dẫn tới sự xuống tinh thần. Nếu cảm giác an toàn cho công việc của nhân viên phụ thuộc vào cách bạn tiếp nhận họ, nhân viên sẽ cảm thấy tự ti, dẫn đến sự xuống tinh thần
- Đưa ra một quy trình đánh giá hiệu suất thường xuyên
- Huấn luyện / hướng dẫn nhân viên của bạn bằng cách giúp đỡ và khuyến khích họ. Hãy luôn sẵn sàng và hỗ trợ. Dành thời gian để giao tiếp và xem xét từng người
- Ăn mừng những thành tựu. Xem lại những thành tựu trong quá khứ. Cho nhân viên của bạn biết rằng bạn trân trọng qua việc nói lên những điều đó
3. Giải thích cho nhân viên cách giảm căng thẳng trong những giai đoạn khó khăn
Đảm bảo rằng họ có 15 phút giải lao trong ngày. Họ có thể hít thở không khí trong lành hoặc tán gẫu qua điện thoai với bạn bè trong phòng nghỉ để thư giãn đầu óc. Những kĩ thuật căn bản để giảm sự tức giận cũng có hiệu quả, ví dụ như bỏ đi và đếm đến 10, trước khi trả lời một đồng nghiệp đang làm quá lên. Học cách đối phó với những tình huống này có thể giảm căng thẳng của cá nhân và nâng cao tinh thần trong công việc.
4. Giúp nhân viên của bạn cảm thấy tốt hơn về một vấn đề nào đó
Điều này có thể giúp tăng hiệu suất và đầu ra công việc. Bằng cách tổ chức những mục tiêu có thể đạt được, hoặc tham gia vào việc gây quỹ của công ty cho một tổ chức từ thiện địa phương, bạn đang cho nhân viên một lợi ích vô hình: một cảm giác tốt. Đây được gọi là động lực nội tại. Động lực nội tại dùng những cảm xúc tốt đẹp tự nhiên, đi kèm với các hoạt động nhất định như một công cụ tạo động lực.
5. Trao quyền cho nhân viên của bạn
Nhiều công ty yêu cầu nhân viên của họ phải có một người quản lí nếu như có vấn đề gì đó với khách hàng. Bằng cách cho phép nhân viên đưa ra một số quyết định, ví dụ như điều chỉnh giá cả chính đáng, bạn cho họ một cảm giác độc lập. Điều này sẽ dẫn đến sự cải thiện của lòng trung thành.
6. Bắt đầu chương trình Nhân viên Tình nguyện viên
“NVTNV” là những nỗ lực lên kế hoạch, quản lý mà nhận được tài trợ và nhân sự của một doanh nghiệp, để thúc đẩy và cho phép nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện trong cộng đồng của họ. Bằng cách góp phần vào sự hài lòng của nhân viên, các hoạt động tình nguyện đã được chứng minh là làm nâng cao tinh thần, cải thiện nhân viên được tuyển dụng và tỉ lệ duy trì, nâng cao năng suất, và cuối cùng là ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận.
Phương thức 3: Trả lương và những lợi ích truyền thống
1. Xem xét những lợi ích mà nhân viên của bạn có, nếu bạn có sự kiểm soát nào đối với việc này
Cung cấp một kế hoạch nghỉ hưu tốt hơn hoặc bảo hiểm y tế có thể cho họ thêm động lực để làm việc chăm chỉ và giữ công việc của họ. Cho những cá nhân có cống hiến lớn thêm một kì nghỉ để nâng cao tinh thần của nhân viên.
2. Bắt đầu chính sách làm việc tại nhà
Nó không nhất thiết là luôn như vậy. Chi phí tiện ích có để được cắt giảm bằng cách cho nhân viên làm việc tại nhà. Sẽ không có sự trao đổi trò chuyện với nhau, và bạn có thể giảm bớt sự chia trí trong văn phòng.
3. Đưa ra những khoản thưởng
Tiền thưởng hàng năm và những khoản thưởng phụ thuộc vào những thành tựu đạt được có thể cho nhóm của bạn một sự thúc đẩy về mặt tinh thần. Các khoản thưởng không hẳn là một sự cam kết chắc chắn như khoản tăng lương, bởi vì chúng là các khoản chi 1 lần. Điều này có thể tạo cảm giác như là khoản tăng lương, nhưng nó chỉ là một hiệu ứng tạm thời. Hãy cẩn thận khi cung cấp các khoản thưởng thường xuyên và sau đó loại bỏ chúng. Nhân viên có thể cảm thấy sự nâng cao tinh thần dẫn đến việc nhân được tiền thưởng, không chỉ sau đó. Sẽ rất buồn nếu như một nhân viên làm mất đi khoản thưởng mà họ đang mong đợi. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có những khoản thưởng đáng kể có ảnh hưởng tích cực đến hành vi của nhân viên.
4. Nâng cấp các gói chăm sóc sức khỏe
Nếu như chưa có, hãy cung cấp cho họ. Nhân viên của bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn, giúp nâng cao tinh thần. Họ sẽ cảm thấy vị trí của mình được nâng cao hơn. Điều này sẽ dẫn đến một cảm giác an toàn, nhất là khi vợ / chồng và con cái của họ cũng được bảo hiểm. Nó đã được chứng minh, cho cả khu vực công và tư nhân, rằng sự hài lòng của nhân viên và năng suất làm việc có thể được thúc đẩy bằng cách cung cấp các lợi ích sức khỏe.
5. Cung cấp các kì nghỉ không giới hạn, và đã được chi trả
Điều này nghe có vẻ như một cái cớ để cúp làm việc, nhưng thực tế, nó mang lại năng suất làm việc, vì các kì nghỉ cải thiện sức khỏe và sức tập trung. Nó còn tiết kiệm tiền, như trong một số công ty, một nhân viên trung bình tích lũy được khoảng 2 – 4 nghìn đô trong các kì nghỉ chưa sử dụng. Nó còn nuôi dưỡng sự trung thành, bởi khó có thể bỏ được các lợi ích. Sự lạm dụng được kiểm soát bởi mong muốn giữ việc làm và sự thể hiện sự lịch sự của nhân viên.
- Gohealthinsurance.com đã áp dụng chính sách này, và trong cùng năm, mức tăng trưởng đã tăng 200% theo báo cáo
- Virgin Group, Netflix, BestBuy, Prezi và Evernote đều đã triển khai chính sách nghỉ không giới hạn cho nhân viên
6. Kinh phí giáo dục
Bằng cách cung cấp cho nhân viên cơ hội để cải thiện bản thân thông qua công ty, bạn có thể cải thiện tinh thần của họ. Khi một nhân viên cảm thấy họ đang dậm chân tại chỗ, điều này sẽ rất làm mất tinh thần. Trong phần kinh phí giáo dục, thậm chỉ chỉ là một phần, bạn sẽ có nhân viên thông minh hơn, hạnh phúc hơn.
7. Cung cấp các khoản tăng
Đây là cách nhanh nhất để khích lệ tinh thần. Xem xét việc lên kế hoạch, tăng hai lần mỗi năm, dựa trên hiệu suất. Xem lại hồ sơ của nhân viên để xem ai bị trễ hạn tăng lương.
Phương pháp 4: Dùng sự vui vẻ để nâng cao tinh thần
1. Thay đổi môi trường
Các công ty, như Google, nổi tiếng về việc có một môi trường làm việc vui vẻ, mở và thư giãn. Hãy thêm vào một bàn bida. Xây một quầy bar cho cà phê và đồ uống. Dẹp ánh sáng huỳnh quang chói mắt đi. Tạo nên một bức tường sống động. Tôi nhận thấy rằng chất lượng của môi trường làm việc quan trọng hơn kinh nghiệm công tác như một dự báo về chất lượng của chăm sóc khách hàng và tinh thần của nhân viên. Hơn nữa, những người ở vị trí quản lý có xu hướng đánh giá môi trường tích cực hơn những nhân viên dưới trướng.
2. Phá vỡ sự đơn điệu
Hãy thưởng cho nhân viên vì hoàn thành phần việc tốt đẹp. Những bữa trưa ăn pizza, ngày thứ sáu giản dị và những ngày làm nửa ngày có thể làm tăng động lực nếu bạn cung cấp chúng thường xuyên. Hãy khiến một số điều này trở nên thường xuyên, và một số điều khác là một bất ngờ. Việc này cũng có thể giúp bạn tránh một số phần thưởng trở nên đơn điệu.
3. Tạo nên các trò chơi hoặc cuộc thi cho nhân viên
Nếu một phần công việc của nhân viên là bán hàng, bạn có thể thêm vào các mục tiêu bán hàng cho nhân viên. Việc có mục đích hướng đến để làm việc có thể tạo thêm động lực, tăng doanh số và khả năng lợi nhuận. Đưa ra các phần thưởng nhỏ hoặc công khai ghi nhận người chiến thắng bởi những thành tựu, cho dù nhỏ đi chăng nữa. Đây là một tình huống có lợi cho đôi bên, cho nhân viên và cho công ty.
4. Có những buổi dã ngoại hoặc kì nghỉ cho công ty
Không nhất thiết đó là một điều bắt buộc, mà hãy khiến nó được mong muốn. Bạn sẽ không biết nhân viên cảm thấy điều gì đáng giá nếu như bạn buộc họ làm mọi thứ. Đánh giá sự thành công chuyến đi của bạn, chứ không phải thành công của nhân viên, theo mức độ quan tâm.
- Đi cắm trại
- Một buổi đi bar
- Đi nhảy dù