Để làm gì?
- Giải trí
- Tự do kết bạn. Bạn với ai: Nam phụ lão ấu, tự cổ chí kim: Phật Thích Ca, Leb Tolstoi, Nguyễn Trãi, Cao Huy Thuần, Victor Hugo, Trịnh Xuân Thuận, Engtein, Micheal Sandel, Napoleon Hill, Nguyễn Ngọc Tư, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Nhật Ánh
- Tự do
- Để sống nhiều đời sống, để đi nhiều miền đất, để trải nhiều nỗi niềm
Đọc thế nào?
- Đọc, học hỏi và hoài nghi
- Đọc với tư duy phản biện, 9 tiêu chuẩn
- Không nên có thần tượng và tượng đài, đừng thần thánh hóa
- Đọc rồi làm gì? – Đọc rồi thì, nghiền ngẫm, viết lại những gì đã học được, trao đổi với bạn bè, so sánh với những gì thấy khác với những cuốn sách khác.
- Có hay không những sách đổi đời: Có và ko. Ko, chẳng thể có fast food cho tư duy, cho cuộc sống. Có, sau khi đã đọc rất nhiều, tự nhiên có 1 cuốn làm ta đại ngộ.
Kỹ sư có nên đọc văn học
Rất nên, hiểu con người thì thiết kế cái gì cũng được
1/ Tuổi trẻ nên đọc sách gì?
- Sách chuyên môn
- Sách triết học
- Tiểu thuyết
- Sách văn học
- Sách Tôn giáo
- Sách Khoa học
2/ Thế nào là sách hay?
- Tác giả lớn
- Đọc làm cho tâm hồn mình trong sáng, có ước mơ
3/ Đọc sách ngôn tình đâu phải xấu
Không, thầy Dũng cũng đọc
4/ Đọc 12 cuốn sách/năm có khó không?
Dễ thôi
Từ Nắng và Hoa, Cao Huy Thuần
“Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Tại sao gió sẽ mừng? Vì tóc em là giò. Gió đùa với gió, làm sao gió không vui? Tại sao mây hờn? Vì tóc em là mây. Mây thua nước tóc, làm sao mây không dỗi? Em là giai nhân toàn bích. Thế nhưng một nhan sắc toàn bích không làm Trịnh Công Sơn rung động. Giữa toàn bích, anh chấm một nét hỏng, và chính nét hỏng đó là cái duyên làm say lòng người.
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi
Tất cả người đẹp của Trịnh Công Sơn đều có vai gầy. Vai gầy, có thể đẹp. Nhưng gầy guộc thì nhất quyết là hỏng. Thì thiếu da thơm cỏ ngọt mùa xuân. Vậy mà khi thả giọng trầm xuống chữ guộc, tôi tưởng như nghe có cánh con vạc bất chợt vỗ nước bay vào đêm thâu. Đêm vắng sâu hơn và Thúy Kiều đẹp hơn”.
(Trang 196-197)
“Lại ví dụ:
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ
Thật bình yên. Mà buồn! Buồn nằm sẵn trong bình yên? Nếu không, tại sao anh khóc từ bao giờ? Anh khóc từ trước, rồi anh mới giật mình, trong một phút tình cờ, thấy mình đang khóc. Ai không tin cái giật mình đó, hãy nghe Trịnh Công Sơn giật mình một lần thứ hai:
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ô nắng lên rồi
Thật lệ rơi. Mà không buồn! Giật mình: nắng lên. Thế thì nắng đã nằm sẵn trong giọt lệ? Là một với giọt lệ?”
Trang 205-206, sách đã dẫn
Về giảng viên đại học
“Những người này đã chọn đất sống ở trong trường đại học, tức là miếng đất cho họ hoàn toàn tự do, độc lập, liêm kiết, để làm những việc họ thích, không lệ thuộc một ai, một chính sách nào, phe phái nào, chính phủ nào. Trên đất đó họ là chủ; họ không ở trọ trong nhà của ai; họ là thằng mõ trên manh chiếu của học”.
(Trang 346)
Đại học
“Chúng tôi, một số giáo chức đại học, dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ Lê Khắc Quyến, khoa trưởng trường Y, đi đến lãnh sự quán Mỹ đưa thư phản kháng. Để hành động đó có tính cách uy nghi của đại học, một số chúng tôi bận áo đại học, ai có thì bận. Như vậy, cái áo này là hình thức hay nội dung? Cái hoa là nội dung của mùa xuân hay hình thức? Cái áo này nói gì trước viên lãnh sự Mỹ? Nói rằng: tôi không phải chỉ là miếng vải đâu, tôi là trí thức đây, vì từ trong não tủy, trí thức không chấp nhận bất công. Nói rằng: tôi là đại học đây, và đại học là chỗ để mở mang trí óc, không phải chỗ để nô lệ tinh thần. Nói rằng: tôi là đại học cho nên tôi kế thừa Văn Miếu, và Văn Miếu là nền tảng tinh thần, văn hóa của đất nước tôi mà tôi có bổn phận phải bảo vệ. 1963-1964 không phải chỉ là năm lịch sử của Phật giáo mà thôi đâu; đó còn là năm lịch sử của đại học: lần đầu tiên tại miền Nam cũ, một đại học nhỏ bé như Đại học Huế khám phá ra chức năng của đại học, không phải chỉ để truyền đạt kiến thức ở cấp cao, mà còn để un đúc, đào tạo ra một tinh thần, một thái độ mà bất cứ một người học nào cũng có khuynh hướng tự nhiên muốn vươn tới, để trả lời một số câu hỏi căn bản về đời sống xã hội chung quanh. Khoác chiếc áo này lên thân chính là để làm sáng ra ý tưởng đó của đại học: người có học không phải chỉ là người có bằng cấp.”
Dũng Vũ