- Hành vi:
– Quốc hữu hóa; Cải cách ruộng đất; Nói về người giàu 1 cách cạnh khóe: Đại gia – chân dài
– Đánh thuế lên người giàu
Tư duy phản biện giúp gì?
– Tư duy phản biện giúp tìm ra giả thuyết ẩn / giá trị bên dưới. Sau khi nhận ra thì tự hỏi: có chắc thế không? Có chắc người giàu thì xấu? Cướp của họ là đúng?
– Thay đổi giá trị và hành vi khi biết giả thuyết có thể sai.
Người ta khác nhau có lẽ chính ở chỗ này. Người có giả thuyết tốt, được kiểm chứng, sẽ hình thành giá trị tốt, và hành vi tốt. Ngược lại, người có giả thuyết tiêu cực, lại không thường xuyên kiểm chứng, thì giá trị cũng lệch lạc và hành vi lệch lạc.
Mô hình này cũng giải thích tại sao, đào tạo kỹ năng luôn kém hiệu quả nếu không đi kèm đào tạo Tư duy phản biện – cách suy nghĩ. Vì đào tạo kỹ năng chỉ nhắm đến cải thiện hành vi. Nôm na dạy người ta cười, dạy người ta nói. Nhưng sâu bên trong người ta là 1 bồ dao găm, là hận thù, căm ghét thì cười, nói cũng chẳng ích gì.
- Các giả thuyết ẩn khác:
– Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán
– Làm việc tốt, nhận kết quả tốt
– Doanh nghiệp thì bóc lột nhân viên
– Người bán thì lừa người mua
– Trường học thì toàn lý thuyết
– Chân dài – khi nói về những phụ nữ đẹp
– Thằng anh giàu xấu xa độc ác, thằng em nghèo tốt bụng (ăn khế trả vàng)
Niềm tin – Giả thuyết – Giá trị – Hành vi - CRE: Dũng Vũ
- image source: unsplash